Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

CHƯƠNG 4: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

CHƯƠNG 5: CHẤT KHÍ

CHƯƠNG 6: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

CHƯƠNG 7: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ

Soạn vật lí 10 bài 38: Sự chuyển thể của các chất

Chuyên mục: Soạn vật lí 10

Nước có thể bay hơi hoặc đông đặc, các kim loại có thể nóng chảy hoặc bay hơi. Các hiện tượng trên gọi là sự chuyển thể. Vậy sự chuyển thể của các chất có những đặc điểm gì? Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài 38: Sự chuyển thể của các chất. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Sự nóng chảy

  • Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.
  • Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.
  • Mỗi chất rắn kết tinh có một nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước. Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

 II. Nhiệt nóng chảy

  • Nhiệt lượng Q cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy:

                  Q = λm

trong đó: m là khối lượng riêng của chất rắn ( kg ), λ là nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn và đo bằng J/kg.

II. Sự bay hơi

  • Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.
  • Khi tốc độ bay hơi luôn lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt.
  • Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ,hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt,  nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.

 IV. Sự sôi

  • Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) xảy ra ở bên trong và bên trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
  • Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không đổi.
  • Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
  • Nhiệt lượng Q cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hóa hơi của khối chất lỏng:

                 Q = Lm

trong đó: m là khối lượng của phần chất lỏng biến thành hơi, L là nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng và đo bằng J/kg.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Trang 204 - sgk vật lí 10

Dựa vào đồ thị trên hình 38.2, hãy mô tả và nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc của thiếc.

Trang 206 - sgk vật lí 10

Nhiệt độ của khối chất lỏng khi bay hơi tăng hay giảm? Tại sao?

Trang 206 - sgk vật lí 10

Hãy đoán xem tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ diện tích bề mặt chất lỏng và áp suất khí ( hoặc hơi ) ở sát phía trên bề mặt chất lỏng? Tại sao?

Trang 207 - sgk vật lí 10

Tại sao áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và  lại tăng theo nhiệt độ?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Bài tập 1: trang 209 - sgk vật lí 10

Sự nóng chảy là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự nóng chảy là gì? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy.

Bài tập 2: trang 209 - sgk vật lí 10

Nhiệt nóng chảy là gì? Viết công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này.

Bài tập 3: trang 209 - sgk vật lí 10

Sự bay hơi là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự bay hơi?

Bài tập 4: trang 209 - sgk vật lí 10

Phân biệt hơi bão hòa với hơi khô. So sánh áp suất hơi bão hòa với áp suất hơi khô của chất lỏng ở cùng nhiệt độ.

Bài tập 5: trang 209 - sgk vật lí 10

Sự sôi là gì? Nêu các đặc điểm của sự sôi. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi.

Bài tập 6: trang 209 - sgk vật lí 10

Viết công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này.

Bài tập 7: trang 210 - sgk vật lí 10

Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của các chất rắn?

A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi úng với một áp suất bên ngoài xác định.

B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.

C. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.

D. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi.

Bài tập 8: trang 210 - sgk vật lí 10

Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.105 J/kg. Câu nào dưới đây là đúng?

A. Khối đồng sẽ tỏa ra nhiệt lượng 1,8.105 khi nóng chảy hoàn toàn.

B. Mỗi kilogam đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.

C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105  để hóa lỏng.

D. Mỗi kilogam đồng tỏa ra nhiệt lượng 1,8.105 J khi hóa lỏng hoàn toàn.

Bài tập 9: trang 210 - sgk vật lí 10

Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?

A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.

B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thẻ lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.

C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.

D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.

Bài tập 10: trang 210 - sgk vật lí 10

Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Câu nào dưới đây là đúng?

A. Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 để bay hơi hoàn toàn.

B. Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 để bay hơi hoàn toàn.

C. Mỗi kilogam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106 khi  bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

D. Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Câu 11: trang 210 - sgk vật lí 10

Một bình cầu thủy tinh chứa ( không đầy ) một lượng nước nóng có nhiệt độ 800C và được nút kín. Dội nước lạnh lên phần trên gần cổ bình, ta thấy nước trong bình lại sôi. Giải thích tại sao?

Câu 12: trang 210 - sgk vật lí 10

Ở áp suất chuẩn ( 1 atm ) có thể đun nước nóng đến 1200C được không?

Câu 13: trang 210 - sgk vật lí 10

Ở trên núi cao người ta không thể luộc chín trứng trong nước sôi. Tại sao? 

Câu 14: trang 210 - sgk vật lí 10

Tính lượng nhiệt cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 00C để chuyển nó thành nước ở 200C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K)

Câu 15: trang 210 - sgk vật lí 10

Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho miếng nhôm ở khối lượng 100g ở nhiệt độ 200C, để nó hóa lỏng ở nhiệt độ 6580C. Nhôm có nhiệtdung riêng là 896 J/ (kg.K), nhiệt nóng chảy riêng là 3,9.105 J/kg.

vl10g
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn vật lí 10 bài 38: Sự chuyển thể của các chất . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn vật lí 10. Phần trình bày do Nga Nguyễn tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận