Danh mục bài soạn

Giải vật lí 11 sách KNTT Bài 25 Năng lượng và công suất điện

Hướng dẫn học môn vật lí 11 sách KNTT. Dưới đây là lời giải chi tiết Bài 25 Năng lượng và công suất điện. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Bảng bên ghi giá trị một số nội dung trong Hóa đơn tiền điện giá trị gia tăng (GTGT) của Công ty điện lực. Em hãy cho biết ý nghĩa của các số liệu trong bảng.

Lời giải:

  • Trong hóa đơn cho biết lượng điện tiêu thụ hết 272 số điện tức là 272 kW, 50 số điện đầu tiên có giá 1549 đồng, 50 số điện tiếp theo có giá 1600 đồng, 100 số điện tiếp theo có giá 1858 đồng, 72 số điện cuối có giá 2340 đồng, tổng cộng tiền điện hết 511730 đồng, thêm 10% thuế nên tổng hóa đơn là 562903 đồng.

I. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN

Câu hỏi 1: Năng lượng điện tiêu thụ trong dụng cụ, thiết bị dùng điện ở Hình 25.1 chuyển hóa thành dạng năng lượng nào nhiều nhất?

Lời giải:

  • Trong trường hợp xe đạp điện, điện năng chuyển hóa thành cơ năng nhiều nhất. Với ấm đun nước thì điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng mới nhất, với bóng đèn dây tóc thì điện năng chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng. 

Câu hỏi 2: Hãy chứng minh rằng, nếu đoạn mạch chỉ có điện trở R (đoạn mạch thuần điện trở) thì nhiệt lượng đoạn mạch tỏa ra khi có dòng điện chạy qua được tính bằng công thức: $ Q=I^{2}.Rt= \frac{U^{2}}{R}t$

Lời giải:

Nhiệt lượng của đoạn mạch tỏa ra khi có dòng điện chạy qua là: Q=UIt

mà $R=\frac{U}{I} \Rightarrow Q=I^{2}.Rt= \frac{U^{2}}{R}t$ 

II. CÔNG SUẤT ĐIỆN

Câu hỏi: Hãy chứng minh $1kW.h = 3,6.10^{3} kJ$

Lời giải:

Ta có: 1J = 1W. 1s

  • 1kW = 1000W
  • 1h = 3600s

 

$\Rightarrow 1kW.h= 1000.3600 = 3,6.10^{3} kJ$

Hoạt động 1:

Trên hoá đơn GTGT (tiền điện) ở đầu bài học, tiền điện được tính luỹ tiến (càng dùng điện nhiều thì đơn giá của 1 kWh điện càng tăng). Theo em, cách tính này nhằm những mục đích gì? Tại sao?

Lời giải:

Ý nghĩa của việc tính tiền điện lũy tiến nhằm mục đích: Thứ nhất về chi phí sản xuất điện, khi phụ tải tăng cao, hệ thống điện phải huy động nguồn điện chạy dầu giá cao mới có thể đảm bảo điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Thứ hai, điện được sản xuất từ những nguồn tài nguyên không tái tạo và đang có nguy cơ cạn kiệt. Do đó, buộc phải tạo áp lực về giá để tiết kiệm điện. 

Hoặc:

 

Ý nghĩa của việc tính tiền điện lũy tiến (càng dùng điện nhiều thì đơn giá của 1 kWh càng tăng). Cách tính này nhằm mục đích: Thứ nhất để mỗi cá nhân hoặc đơn vị sử dụng điện cần tiết kiệm điện năng; thứ hai, nếu đơn vị sản suất sử dụng nhiều điện năng cũng có nghĩa là hàng hoá hoặc sản phẩm kinh tế họ tạo ra cũng tăng theo điện năng sử dụng nên cách tính tiền điện luỹ tiến như vậy là hợp lí.

Hoạt động 2: Cho các thông tin về bóng đèn sợi đốt và bóng đèn LED cùng có độ sáng như sau:

Giả sử trung bình mỗi bóng đèn sử dụng 5h/ngày, em hãy tính tiền điện phải trả cho từng bóng đèn mỗi tháng và trong 30 000 h, từ đó lập luận để so sánh về hiệu quả kinh tế khi sử dụng hai loại bóng đèn trên.

Lời giải:

Tiêu chíĐèn sợi đốtĐèn LEDSo sánh
Giá8 000 đồng48 000 đồngGiá đèn LED đắt hơn 40 000 đồng
Thời gian thắp sáng1 000 h30 000 hThời gian thắp sáng tối đa của đèn LED gấp 30 lần
Chi phí sử dụng trong 1 tháng

Tiền tiêu thụ điện năng:

0,1.30.5.2 000=30 000 đồng

Tiền mua bóng đèn:

8 000.1=8 000 đồng

Tổng chi phí: 38 000 đồng

Tiền tiêu thụ điện năng:

0,02.30.5.2 000=6 000 đồng

Tiền mua bóng đèn:

48 000.1=48 000 đồng

Tổng chi phí: 54 000 đồng

Đèn sợi đốt chi phí thấp hơn đèn LED 16 000 đồng
Chi phí sử dụng trong 30 000h

Tiền tiêu thụ điện năng:

0,1.30 000.2 000=6 000 000 đồng

Tiền mua bóng đèn:

8 000.30=240 000 đồng

Tổng chi phí: 6 240 000 đồng

Tiền tiêu thụ điện năng:

0,02.30 000.2 000=1 200 000 đồng

Tiền mua bóng đèn:

8 000.1=48 000 đồng

Tổng chi phí: 1 248 000 đồng

Đèn sợi đốt chi phí cao gấp 4,84 lần so với đèn LED

 

$\Rightarrow$ Để phục vụ ánh sáng sinh hoạt trong thời gian dài, ta nên dùng bóng đèn LED sẽ nhiều hiệu quả về kinh tế hơn, và tiết kiệm điện năng hơn rất nhiều.

III. BÀI TẬP

Bài 1: Trên nhãn của bóng đèn 1 có ghi 220 V – 20 W và bóng đèn 2 có ghi 220 V – 10 W. Coi điện trở của mỗi bóng đèn không thay đổi.
a) Tính năng lượng điện tiêu thụ của mỗi bóng đèn khi sử dụng ở hiệu điện thế 200 trong thời gian 2 giờ.
b) Tính tổng công suất điện tiêu thụ của cả hai bóng đèn trong những trường hợp sau:
Mắc song song hai bóng đèn vào hiệu điện thế 220 V. Mắc nối tiếp hai bóng đèn vào hiệu điện thế 220 V.
c) Dùng cách mắc nào nêu trên để cả hai bóng đèn đều sáng bình thường? Tại sao?

Lời giải:

a) Điện trở của bóng đèn 1 R1 là $R_{1}=\frac{U_{DM_{1}}^{2}}{P_{1}}=\frac{220^{2}}{20}=2420 \Omega$

Năng lượng tiêu thụ điện của bóng đèn 1 là: $A_{1}=\frac{U^{2}}{R_{1}}t=33,06 Wh$

Điện trở của bóng đèn 2 R2 là $R_{2}=\frac{U_{DM_{2}}^{2}}{P_{2}}=\frac{220^{2}}{10}=4840 \Omega$

Năng lượng tiêu thụ điện của bóng đèn 1 là: $A_{2}=\frac{U^{2}}{R_{2}}t=16,53 Wh$

b) Điện trở tương đương khi mắc song song là: $R_{td}=\frac{R_{1}.R_{2}}{R_{1}+R_{2}}=1613,33 \Omega$

Tổng công suất khi mắc song song hai bóng đèn là: $P=\frac{U^{2}}{R_{td}}=30W$

Điện trở tương đương khi mắc nối tiếp là: $R_{td}=R_{1}+R_{2}=7260 \Omega$

Tổng công suất khi mắc nối tiếp hai bóng đèn là: $P=\frac{U^{2}}{R_{td}}=\frac{20}{3}\approx6,67W$

 

c) Dùng cách mắc song song để hai đèn sáng được bình thường vì khi mắc song song thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu của mỗi bóng đèn như nhau là 220V.

Bài 2: Thông thường, ở nước ta hiệu điện thế mạng điện trong các gia đình, trường học... là 220 V. Em hãy tìm hiểu về hiệu điện thể định mức, công suất định mức của mỗi thiết bị điện, cách mắc các thiết bị điện dùng trong lớp học của em và thời gian sử dụng trung bình của từng thiết bị mỗi tháng để làm các việc sau:

a) Vẽ lại sơ đồ mạch điện.
b) Áp dụng giá điện trong Hoá đơn GTGT (tiền điện) ở đầu của bài học để dự tính tiền điện trung bình phải trả mỗi tháng cho lớp học.
c) Hãy đề xuất phương án sử dụng tiết kiệm điện cho gia đình, lớp học.

Lời giải:

Ví dụ: Mạch điện của hai bóng đèn mắc nối tiếp

Công suất định mức và hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 100W - 220V

a) Sơ đồ mạch điện của hai bóng đèn có hai cách mắc là mắc nối tiếp.

Mỗi ngày bóng đèn thắp sáng 6h 

b) Điện trở của bóng đèn là: $R_{D}=\frac{U_{DM}^{2}}{P}=\frac{220^{2}}{100}=484 \Omega $

Điện trở tương đương của mạch là: $R_{td}=2R_{D}=2.484=968 \Omega $

Công suất tiêu thụ của mạch là: $P=\frac{U^{2}}{R_{td}}=\frac{220^{2}}{968}=50W$

Lượng điện tiêu thụ trong 1 tháng là: A=P.t=50.6.30=9000 Wh= 9 kWh

Số tiền phải trả là: 9.1549=13932 (đồng)

c) Phương án tiết kiệm điện cho gia đình, lớp học

- Tắt các thiết bị khi không sử dụng

- Vệ sinh, bảo dưỡng các thiết bị điện định kì

- Sử dụng các thiết bị đúng mục đích sử dụng, công năng sử dụng

 

- Chọn các thiết bị chính hãng, tiết kiệm điện

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải vật lí 11 KNTT Bài 25 Năng lượng và công suất điện, giải vật lí 11 sách KNTT Bài 25 Năng lượng và công suất điện, giải Bài 25 Năng lượng và công suất điện vật lí 11
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải vật lí 11 sách KNTT Bài 25 Năng lượng và công suất điện . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải Vật lí 11 kết nối tri thức. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận