Danh mục bài soạn

Giải tin học 8 sách chân trời bài 4 Sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Hướng dẫn học môn Tin học 8 sách mới Chân trời sáng tạo Dưới đây là lời giải chi tiết bài 4 Sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Em hãy nêu một số ví dụ về biểu hiện thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức, pháp luật khi sử dụng điện thoại thông minh.

Lời giải:

Một số ví dụ về biểu hiện thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức, pháp luật khi sử dụng điện thoại thông minh:

– Đăng tải ảnh chụp cả lớp lên tài khoản mạng xã hội cá nhân ở chế độ công khai mà không được phép là hành vi thiếu văn hoá.

– Tự ý thu âm, chụp ảnh, quay phim và sử dụng nội dung âm thanh, hình ảnh ghi được làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tiết lộ bí mật cá nhân, tổ chức là hành vi vi phạm pháp luật.

KHÁM PHÁ

1. Một số quy định về sử dụng thiết bị số

Câu hỏi: Trao đổi với bạn và cho biết tình huống nào dưới đây là vi phạm quy định của pháp luật. Tại sao?

a) Phong chụp ảnh Lan đang đùa nghịch với tư thế không đẹp mắt. Phong chia sẻ bức ảnh lên mạng xã hội làm Lan xấu hổ và không dám đến trường.

b) Khách du lịch tự ý quay phim khu vực cửa khẩu có biển cấm quay phim, chụp ảnh.

c) Một bạn học sinh vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại.

d) Một bạn học sinh tự ý sử dụng điện thoại thông minh để làm bài tập trên lớp.

Lời giải:

a) Vi phạm pháp luật. Vì tự ý chụp ảnh và sử dụng hình ảnh chụp được làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân.

b) Vi phạm pháp luật. Vì chụp ảnh nơi liên quan đến bí mật của nhà nước.

c) Vi phạm pháp luật (nếu dùng tay cầm điện thoại để nghe hoặc dùng tai nghe để nghe điện thoại).

Vì người đi xe đạp không được dùng tai nghe, không được dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang chạy xe.

d) Vi phạm pháp luật. Vì học sinh không được sử dụng điện thoại thông minh khi đang học tập trên lớp mà chưa được giáo viên cho phép.

2. Văn hoá sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Câu hỏi: Theo em những việc nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

a) Liên tục sử dụng điện thoại khi đang gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người khác.

b) Nói chuyện qua điện thoại trong phòng đọc của thư viện, rạp chiếu phim.

c) Lén thu âm cuộc trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại.

d) Chuyển sang chế độ im lặng hoặc tắt điện thoại khi đang ở trong lớp học, buổi họp, ...

e) Tự ý chụp ảnh, quay phim người khác khi chưa được sự đồng ý của người đó.

g) Trong lớp học trực tuyến, một số học sinh tạo nhóm Zalo để trao đổi đáp án khi làm bài kiểm tra.

Lời giải:

a) Không nên làm. Vì thiếu tôn trọng, gây khó chịu cho người khác.

b) Không nên làm. Vì gây khó chịu, làm phiền người khác.

c) Không nên làm. Vì thiếu trung thực, gian dối.

d) Nên làm. Vì nên lịch sự, tôn trọng người khác, tránh gây khó chịu cho người khác.

e) Không nên làm. Vì không tôn trọng, gây khó chịu, làm phiền người khác.

g) Không nên làm. Vì gian dối, không trung thực.

3. Đảm bảo vấn đề bản quyền đối với sản phẩm số

Câu hỏi: Hãy chỉ ra những hành vi vi phạm bản quyền trong các tình huống dưới đây.

a) Bình lấy sơ đồ tóm tắt bài học trên mạng, tự ghi tên mình là tác giả trên sơ đồ đó rồi gửi cho các bạn trong lớp tham khảo.

b) Sau khi mua được cuốn sách Tin học mới xuất bản, Lan dùng điện thoại thông minh chụp ảnh các trang sách và gửi cho các bạn khác đọc.

c) Hùng mua thẻ nhớ USB chứa các bài hát được người bán đã sưu tầm từ Internet mà không có thoả thuận gì với tác giả hay ca sĩ biểu diễn.

d) Phong mua vé vào rạp chiếu phim để xem phim. Phong dùng điện thoại di động để phát trực tiếp (livestream) bộ phim cho bạn bè người thân xem cùng.

Lời giải:

Tình huống a:

– Tự ghi tên mình là tác giả trên sơ đồ đó (vi phạm quyền đứng tên trên tác phẩm của tác giả).

– Gửi cho các bạn trong lớp tham khảo (vi phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng của tác giả).

Tình huống b:

Chụp ảnh các trang sách và gửi cho các bạn khác đọc (vi phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng của tác giả và gây thiệt hại cho chủ sở hữu).

Tình huống c:

Sao chép tác phẩm vào USB mà chưa được phép của tác giả, ca sĩ biểu diễn (vi phạm quyền sao chép tác phẩm của tác giả).

Tình huống d:

Phát trực tiếp (livestream) bộ phim đang chiếu trong rạp chiếu phim cho bạn bè, người thân xem cùng (vi phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu).

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Trong các ý kiến dưới đây, em đồng ý, không đồng ý hay đồng ý một phần với các ý kiến nào? Tại sao?

a) Ở những nơi không có biển báo cấm, chúng ta có thể thu âm, chụp ảnh, quay phim và tuỳ ý sử dụng âm thanh, hình ảnh ghi được.

b) Chúng ta có thể sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe miễn là không gây tai nạn giao thông.

c) Sau khi đã mua CD ca nhạc, chúng ta có thể sao chép, chia sẻ lên mạng xã hội cho bạn bè.

d) Học sinh có thể thu âm lời giảng của thầy cô giáo trên lớp để nghe lại những phần chưa hiểu rõ.

e) Cần thực hiện thu âm lời nói đe doạ, bắt nạt em để cung cấp cho thầy, cô giáo hỗ trợ giải quyết.

g) Chúng ta có thể tuỳ ý sử dụng bất kì hình ảnh, âm thanh nào để làm màn hình nền, nhạc chờ, nhạc chuông cho điện thoại của bản thân mình.

h) Nên sử dụng tai nghe khi nghe ca nhạc, xem phim, chơi trò chơi điện tử ở nơi có nhiều người.

i) Luôn cố gắng trả lời tin nhắn sớm nhất có thể.

k) Nên nói xin phép, xin lỗi khi phải dừng trao đổi với bạn để nghe điện thoại.

Lời giải:

Ý kiến a:

– Đồng ý: Được phép thu âm, chụp ảnh, quay phim ở những nơi pháp luật không cấm và sử dụng âm thanh hình ảnh ghi được mà không làm ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân.

– Không đồng ý: Không được phép quay phim, chụp ảnh những nơi liên quan đến bí mật nhà nước. Không được sử dụng hình ảnh ghi được làm ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân.

Ý kiến b:

– Đồng ý: Trường hợp không dùng tay sử dụng điện thoại khi đang lái xe thì vẫn được phép. Ví dụ người đang lái xe ô tô điều khiển điện thoại bằng giọng nói, hoặc nghe điện thoại mà không dùng tay cầm điện thoại.

– Không đồng ý: Người đang lái xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe đạp máy không được dùng tai nghe, không được dùng tay sử dụng điện thoại di động. Người điều khiển ô tô đang chạy trên đường không được dùng tay sử dụng điện thoại di động.

Ý kiến c:

– Đồng ý: Không.

– Không đồng ý: Sao chép, chia sẻ sản phẩm khi chưa được phép của tác giả, chủ sở hữu là vi phạm bản quyền.

Ý kiến d:

– Đồng ý: Về pháp luật, không có quy định cấm thu âm ở lớp học và việc sử dụng âm thanh thu được ở tình huống nảy không gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, về mặt đạo đức, văn hoá thì HS nên xin phép giáo viên trước khi thực hiện thu âm.

– Không đồng ý: Không.

Ý kiến e:

– Đồng ý: Việc thu âm lời nói của người đe doạ, bắt nạt em là không vi phạm pháp luật và là cần thiết để cung cấp cho thầy, cô giáo hoặc cơ quan chức năng hỗ trợ giải quyết.

– Không đồng ý: Không.

Ý kiến g:

– Đồng ý: Không.

– Không đồng ý: Việc sử dụng hình ảnh, âm thanh kì dị, phản cảm làm màn hình nền, nhạc chờ, nhạc chuông điện thoại có thể gây khó chịu, làm phiền người khác.

Ý kiến h:

– Đồng ý: Đây là hành vi thể hiện người có văn hoá khi sử dụng thiết bị công nghệ số (lịch sử, tôn trọng người khác).

– Không đồng ý: Không.

Ý kiến i:

– Đồng ý: Đây là hành vi thể hiện người có văn hoá khi sử dụng thiết bị công nghệ số (lịch sử, tôn trọng người khác).

– Không đồng ý: Không.

Ý kiến k:

– Đồng ý: Đây là hành vi thể hiện người có văn hoá khi sử dụng thiết bị công nghệ số (lịch sử, tôn trọng người khác).

– Không đồng ý: Không.

Câu hỏi 2: Em hãy chỉ ra hành vi vi phạm bản quyền, vi phạm đạo đức trong tình huống dưới đây.

Vân mua cuốn sách các bài văn hay trong hiệu sách. Vân dùng điện thoại di động chụp một bài văn trong cuốn sách và gửi cho Long. Long sử dụng phần mềm Word để gõ lại, chỉnh sửa, cắt xén bài văn này và nộp cho cô giáo để chấm điểm.

Lời giải:

– “Vân dùng điện thoại di động chụp một bài văn mẫu trong cuốn sách và gửi cho Long” là hành vi vi phạm bản quyền.

– “Long sử dụng phần mềm Word để gõ lại, chỉnh sửa, cắt xén bài văn mẫu này và nộp cho cô giáo để chấm điểm” là hành vi vi phạm đạo đức.

VẬN DỤNG

Một số người có thói quen chụp ảnh, quay phim những gì họ gặp phải trong cuộc sống thường ngày và chia sẻ lên mạng xã hội. Theo em, thói quen này có thể dẫn đến vấn đề gì?

Lời giải:

Theo em, thói quen này có thể dẫn đến vấn đề vi phạm pháp luật.

Vì khi quay phim, chụp ảnh có thể có hình ảnh của người khác mà không xin phép, không được sự đồng ý của họ.

Hoặc quay phim, chụp ảnh ở những nơi có biển cấm, nơi liên quan đến bí mật nhà nước như khu vực quốc phòng, an ninh, công trình đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải Tin học 8 chân trời sáng tạo bài 4, giải tin học 8 CTST bài 4, Giải tin học 8 sách chân trời mới bài 4 Sử dụng công nghệ kĩ thuật số
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tin học 8 sách chân trời bài 4 Sử dụng công nghệ kĩ thuật số . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải Tin học 8 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Thanh Tuyền CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận