Danh mục bài soạn

Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 20 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Hướng dẫn giải bài 20 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

 Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) Công dân có quyền tự do phải biểu ý kiến, bày tò quan điểm về các vấn đề Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước là biều hiện của quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền chính trị.

B. Quyển văn hoá - xã hội.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền tự do hội họp.

b) Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?

A. Người từ 18 tuổi trở lên.

B. Cán bộ, công chức nhà nước.

C. Nhà báo.

D. Mọi công dân.

c) Công dân có thể thực hiện quyền  tự do ngôn luận bằng cách nào?

A. Tự do phát biểu ở bất cứ đâu, về bất cứ điều gì.

B. Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, trrờng học, khu dân cư nơi mình cư trú.

C. Biểu tình để phản đối những việc làm sai trái của chính quyền địa phương.

D. Phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng xã hội.

đ) Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã S tiếp xúc với cử trị, nhiễu người dân trong xã đã kiến nghị với cử trí về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền phát triển kinh tế.

B. Quyền bày tỏ ý kiến.

C. Quyền tự do ngôn luận.

D. Quyền xây dựng chính  quyền địa phương.

e) Học sinh có thể thực hiện quyên tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?

A. Phát biểu ý kiến xây dựng trưởng, lớp mình trong các cuộc họp.

B. Chê bai trường mình ở nơi khác.

C. Tự do nói bắt cứ điều gỉ về trường mình.

D. Đưa tin tức không hay về trường mình lên mạng xã hội.

Trả lời:

a_C

b_D

c_B

d_C

e_A

Bài 2: Em đồng tính hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Ý kiến

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

a.Phải có trình độ văn hóa mới sử dụng được quyền tự do ngôn luận

   

b.Cần tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

   

c. Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật sẽ làm hạn chế quyền tự do và quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

   

d. Người chưa đủ 18 tuổi chưa được phép thực hiện quyền tự do ngôn luận

   

e. Người dân có quyền được tiếp cận thông tin liên quan đến an ninh quốc gia

   

Trả lời:

a.Không đồng tình, vì ai cũng có quyền tự do ngôn luận, miễn sao việc sử dụng quyền đó không xâm phạm, chống phá Đảng, Nhà nước và vị phạm pháp luật.

b. Đồng tình, vì nếu không tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin có thể gây nên những hậu quả tiêu cực như: xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân; ảnh hưởng trật tự quản lí hành chính nhà nước; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước; có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thàn, danh dự, uy tín, công việc của công dân...

c. Không đồng tình, vì Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyển tự do ngôn luận, miễn sao điều đó không vi phạm pháp luật.

d. Không đồng tình, vì người chưa đủ 18 tuổi vẫn được phép thực hiện quyền tự do ngôn luận, điều này đã được quy định tại Luật Trẻ em năm 2016.

e. Không đồng tình, vì công dân không được phép tiếp cận thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.  Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định

Bài 3: Em có nhận xét gì về những hành vi sau đây?

a.K luôn chủ động phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở lớp, ở trường và ở địa phương

b. X từ chối bày tỏ ý kiến dù luôn được bố mẹ, thầy cô giáo khuyến khích

c. N chủ động lên mạng tìm kiếm các thông tin cần thiết phục vụ cho học tập

d. Y liên hệ tòa soạn báo B yêu cầu họ đính chính thông tin sai lệch về mình trên báo

Trả lời:

a. Hành vi của K là đúng vì hành vị đó đã phát huy tích cực quyền công đân của bản thân, đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm của học sinh đối với trường lớp và quê hương, đất nước.

b. Hành vi của X là không tốt, không thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân dù đã được mọi người tạo điều kiện. Hành vi này khiến mọi người không hiểu được suy nghĩ, mong muốn của X, đồng thời khiến X trở nên thụ động và khép mình hơn, khó khăn trong việc hoà nhập với mọi người xung quanh.

c. Hành vi của N là đúng, thể hiện sự chủ động trong việc tiếp cận những thông tin có ích nhằm nâng cao hiều biết cho bản thân và học tập tốt hơn.

d. Hành vi của Y là đúng, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự đo ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, tránh gây hiểu nhằm đáng tiếc.

Bài 4: Em hãy nêu những cách mà học sinh trung học phổ thông sử dụng quyền tự do ngôn luận

Trả lời:

Thực hiện quyền tự do ngôn luận trong nhà trường, lớp học bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến trong giờ học, thảo luận tại lớp, phát biểu trong giờ sinh hoạt lớp, đóng góp ý kiến với giáo viên.... Hoặc có thể góp ý qua hòm thư góp ý của nhà trường.

Tham gia vào các cuộc tranh luận hoặc diễn đàn trực tuyến: Học sinh có thể thể hiện suy nghĩ và quan điểm của mình về các vấn đề mà họ quan tâm thông qua việc tham gia vào các cuộc tranh luận hoặc diễn đàn trực tuyến. Đây là cách để họ tự do diễn đạt ý kiến và giao tiếp với người khác.

Xung phong trình bày ý kiến trong lớp học: Học sinh có quyền tự do ý nguyện để tham gia vào các cuộc thảo luận và thể hiện ý kiến của mình trong lớp học. Điều này khuyến khích sự tham gia và sáng tạo và giúp họ học hỏi từ quan điểm và nhận định khác biệt của nhau.

Sử dụng các dịch vụ phương tiện truyền thông xã hội: Học sinh có thể sử dụng các dịch vụ phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram để chia sẻ suy nghĩ cá nhân, ý kiến và thông điệp với mọi người trên mạng.

Bài 5: Hiện nay có một số người Việt Nam sống lưu vong ở nước ngoài thường xuyên viết bài, in ấn sách, báo đẻ xuyên tạc về công cuộc đổi mới về chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta. Theo em, những người này có vi phạm pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?

Trả lời:

Những người này vi phạm pháp luật Việt Nam, cụ thể là vi phạm quyền tự do ngôn luận, họ đã lợi dụng quyền này để xuyên tạc sự thật.

Bài 6: Em hãy xử lí các tình huống sau:

a. Mặc dù cùng trong nhóm học tập nhưng P và K hay mâu thuẫn với nhau do có quan điểm khác nhau trong cách giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm. P đã đăng tải một bài viết bịa đặt, nói xấu K trên mạng xã hội vì cho rằng minh có quyền tự do ngôn luận. K phát hiện và yêu cầu P xoá bài nhưng P không thực hiện.

Nếu là K, em sẽ làm gì?

b. Lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở xã D, một số đối tượng đã đưa những thông tin sai lệch về tỉnh hình dịch bệnh trên mạng xã hội, gây ra tâm lí hoang mang cho người đân trong xã và gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Nếu là người dân xã D, em sẽ làm gì?

Trả lời:

a. Em sẽ giải thích cho P hiểu việc làm của bạn là vi phạm quyền tự do ngôn luận. Nếu bạn không xoá bài, em sẽ nhờ thầy cô giáo can thiệp.

b. Căn cứ Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đối, bố sung năm 2017), người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật dư luận xấu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về”Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”. Nếu là người dân xã D, em cần báo sự việc trên với cơ quan công an để xử lí những đối tượng đưa thông tin sai lệch.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 sách kết nối tri thức, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối tri thức, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 20 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 20 Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT Giáo dục kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Phần trình bày do Anh Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận