Danh mục bài soạn

Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 19 Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Hướng dẫn giải bài 19 Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó, hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em thêm tự tin trong học tập.

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

a.Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhờ người khác, không được để mất tư, điện tín của nhân dân là nói tới nội dung nào dưới đây?

A. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

B. Binh đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tin, điện thoại, điện tín

C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đâm

A. có sự kiểm duyệt của bưu điện tỉnh.

B. có sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước.

C. an toàn và công khai.

D. an toàn và bí mật.

c) Việc kiêm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp nào đưới đây?

A. Có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.

B. Có đơn thư tố cáo của nhân đân.

C. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.

d) Trong lúc H ra ngoài thì điện thoại có tin nhắn, em gái của H đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc. Hành vị này của em gái H đã xâm phạm đến quyền nào đưới đây của công dân?

A. Quyền được đảm bào an toàn và bí mật thư tin, điện thoại, điện tín của công đân.

B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

G. Quyền tự do dân chủ cúa công dân.

D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.

e) Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?

A. Bất cứ lúc nào. 

B. Khi cằm điện thoại hộ bạn.

C. Khi bạn có tin nhắn quan trọng. 

D. Chỉ được xem nêu bạn đồng ý.

Trả lời:

a_C

b_D

c_C

d_A

e_D

Bài 2: Em hãy nêu nội dung chính và ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Trả lời:

Nội dung Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình: có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đồi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Ý nghĩa: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín đảm bảo sự riêng tư của mỗi công dân. Thư tín, điện thoại, điện tin đều thuộc về phần riêng tư, cá nhân của mỗi người. Quyền riêng tư này của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, không ai có quyển xâm phạm sự riêng tư này của người khác.

Bài 3: Em có nhận xét gì về các hành vi đưới đây? 

a. Biết K và G yêu nhau. H đã tìm cách đọc trộm Tin nhắn của K rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm K rất bực mình.

b. Pvà T là hai chị em ruột. Vì muốn biết tình cảm của chị P và bạn trai của chị nên có lần T đã đọc trộm tin nhắn của chị P gửi bạn trai.

c. Y thấy một bức thư trong hộp thư nhà mình nhưng tên và địa chỉ của người nhận trên thư không phải của nhà Y mà là địa chỉ của một người ở cách nhà Y vài dãy nhà. Y liền tìm đến địa chỉ đó để trả bức thư cho đúng chủ nhân của nó.

d. M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó. L là bạn ở cùng với M đã tự ý đọc email của M.

e.K vào văn phòng nhà trường lấy báo và thấy có lá thư gửi cho V(bạn cùng lớp).K nghĩ hai đứa là bạn thân nên đã mở thư của V ra đọc.

g. Chú đưa thư đến nhà M gửi thư nhưng M đi vắng nhà. Thấy D nhà bên đang chơi ngoài sân, chú đã nhờ D chuyển giúp lá thư cho M khi M về. D đồng ý. Tuy nhiên, cầm lá thư của M trên tay, D tò mò nên đã bóc ra để đọc.

Trả lời:

Hành vi của các nhân vật ở trường hợp a, b, d, e, g đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Hành vi của Y ở trường hợp c đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của khu vực chính trị

Bài 4: Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau?

a.Nhặt được thư của người khác

b. Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác

c. Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em

d. Em đang nói chuyện điện thoại thì phát hiện có người nghe trộm

e. Khi bố mẹ đi vắng, làm thế làm để không bị thất lạc thư gửi cho bố mẹ

Trả lời:

a. Khi em nhặt được thư của người khác, em nên tìm cách giao trả thư đó cho chủ sở hữu hoặc gửi đến địa chỉ liên quan để người nhận nhận lại.

b. Khi em nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác, em nên báo cáo hoặc thông báo cho cơ quan chức năng hoặc người quản lý để họ xử lý tình huống đó.

c. Khi bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em, em có thể bày tỏ quan ngại và nói rõ mong muốn của mình. Em cần nhấn mạnh quyền riêng tư của mình và đề nghị được tôn trọng.

d. Khi phát hiện có người nghe trộm khi em đang nói chuyện điện thoại, em có thể dừng cuộc trò chuyện và kiểm tra xem có ai đang nghe lén. Sau đó, em có thể cảnh báo hoặc yêu cầu người đó dừng việc nghe trộm và tìm cách bảo mật thông tin cá nhân của mình.

e. Khi bố mẹ đi vắng, em có thể đảm bảo không bị thất lạc thư gửi cho bố mẹ bằng cách đặt chúng vào một nơi an toàn và khóa kín. Em cũng có thể đăng ký đặc quyền với bưu điện để chỉ có em hoặc người khác được uỷ quyền mới có thể nhận thư gửi cho bố mẹ.

Bài 5: Cùng chia sẻ

a.Em cảm nhận như thế nào khi ai đó đọc trộm tin nhắn, nhật kí hay thư của em?

b.Giả sử em rất tò mò muốn biết bạn nghĩ gì về em và em  cho bạn đó sẽ viết trong nhật kí. Em biết chỗ bạn hay để nhật kí. Vậy em có quyết định đọc trộm nó không? Vì sao?

Trả lời:

a. Khi ai đó đọc trộm tin nhắn, nhật kí hay thư của mình, cảm nhận của em là sự xâm phạm vào quyền riêng tư và nhạy cảm của mình. Em có thể cảm thấy tức giận, bất an hoặc mất niềm tin vào người khác. Việc này có thể tạo ra sự mất cân bằng và mất quan hệ tin cậy giữa hai người, và có thể tái hiện lại cảm giác mất an toàn. 

b. Trong trường hợp tò mò muốn biết bạn nghĩ gì về mình và muốn đọc nhật kí của bạn, quyết định cuối cùng sẽ tùy thuộc vào các giá trị và nguyên tắc cá nhân của em. Tuy nhiên, tôi cân nhắc trước khi đọc trộm nhật kí của bạn vì điều này có thể xâm phạm vào quyền riêng tư của bạn, và gây ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 sách kết nối tri thức, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối tri thức, Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 19 Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức bài 19 Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT Giáo dục kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Phần trình bày do Anh Ngọc CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận