Danh mục bài soạn

Giải SBT cánh diều ngữ văn 7 bài 7: Những cánh buồm

Hướng dẫn giải bài 7: Những cánh buồm trang 15 SBT Ngữ văn 7 tập 2. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Những dòng thơ nào trong bài thơ giúp em biết được bối cảnh của cuộc dạo chơi và trò chuyện của hai cha con?

(1) Ánh Mặt Trời rực rỡ biển xanh.

(2) Cát càng mịn, biển càng trong.

(3) Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.

(4) Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời.

(5) Sẽ có cây có cửa có nhà.

(6) Lời của con hay tiếng sóng thầm thì.

A. (1) - (4) - (5).                                              B. (1) - (2) - (3).

C. (2) - (4) - (6).                                              D. (3) - (5) - (6).

Trả lời:

Đáp án: B.

Hướng dẫn: Câu (1), (2) và (3) gợi lên bối cảnh của cuộc trò chơi và trò chuyện của hai cha con, đó là lúc ánh Mặt Trời rực rỡ biển xanh, cát mịn biển trong và cha dắt con đi dưới ánh mai hồng.

 

 

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 2: Dòng nào nêu đúng nhất diễn biến tình cảm, thái độ của người cha trong bài thơ?

A. Vui tươi - trầm ngâm - nhớ về quá khứ - yêu thương.

B. Vui tươi - yêu thương - nhớ về quá khứ - trầm ngâm.

C. Vui tươi - yêu thương - trầm ngâm - nhớ về quá khứ.

D. Vui tươi - nhớ về quá khứ - yêu thương - trầm ngâm.

Câu 3: (Câu hỏi 3, SGK): Trong bài thơ, hình ảnh "cánh buồm" được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trung cho điều gì?

 

Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng dấu câu nào để đánh dấu, báo trước lời nói của nhân vật cha và con?

b) Việc nhắc lại ba lần từ "không thấy" trong dòng thơ: "Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?" có tác dụng gì?

c) Cử chỉ "mỉm cười xoa đầu con nhở" cho thấy tình cảm gì của cha dành cho con? Câu trả lời của người cha cho thấy điều gì?

Câu 5: (Câu hỏi 4, SGK): Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?

Câu 6: (Câu hỏi 5, SGK): Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.

 

Câu 7: Ước mơ, khát vọng lớn nhất của em khi còn nhỏ là gì? hãy chia sẻ ngắn họn về ước mơ, khát vọng đó.

Câu 8: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Hãy chỉ ra tình cảm, cảm xúc của người bố trong bài thơ trên. So sánh với tình cảm, cảm xúc của người cha trong bài Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

 

Câu 1: Bài Mây và sóng của Ta-go được viết theo thể thơ nào?

          A. Bốn chữ.                                  B. Năm chữ.

          C. Lục bát.                                    D. Thơ văn xuôi.

Câu 2: Phương thức biểu đạt nào không có trong bài thơ?

            A. Tự sự.             B. Miêu tả.

           C. Nghị luận.        D. Biểu cảm.

Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Em bé đã tưởng tượng ra điều gì? Những điều đó có đặc điểm như thế nào?

b) Những dòng thơ nào cho thấy tình cảm của em bé dành cho mẹ? Đó là tình cảm gì?

c) Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?

Câu 4: (Câu hỏi 3, SGK): Cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" hấp dẫn ở chỗ nào? Tại sao em bé không tham gia những cuộc vui chơi đó?

 

Câu 5: (Câu hỏi 4, SGK): Theo em, vì sao những trò chơi do em bé tạo ra lại "thú vị" và "hay hơn"?

 

Câu 6: (Câu hỏi 6, SGK): Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

 

Câu 7: Người mẹ thường có những việc làm giúp con cái phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần (tình cảm, trí tuệ). Việc lmaf hay trò chơi nào mẹ chơi với em lúc nhỏ khiến em yêu thích nhất? Hãy nêu ngắn gọn về điều đó.

 

Câu 8: Đọc bà thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Hãy cho biết: Em bé trong bài thơ có những suy nghĩ và tình cảm như thế nào đối với ngôi nhà của mình? Theo em bé, nơi đâu là "xứ thần tiên"? Em có nhận xét gì về suy nghĩ và tình cảm đó của em bé?

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

        A. Năm chữ.           B. Bảy chữ.

       C. Tám chữ.            D. Tự do.

 

Câu 2: (Câu hỏi 2, SGK): Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc vẫn nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ nào?

 

 

Hướng dẫn: 

Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt. Một tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.

Hình ảnh và từ ngữ của bài thơ vừa bình dị, quen thuộc vừa mang tính tượng trưng. Trong bài, nhà thơ sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ (những mùa quả), đối lập (lặn - mọc, lớn lên - lớn xuống), so sánh (quả - như Mặt Trời, như Mặt Trăng, quả - mang dáng giọt mồ hôi mặn), ẩn dụ (chúng tôi, một thứ quả trên đời; hái; quả non xanh), nói giảm - nói tránh (ngày bàn tay mẹ mỏi).

Những yếu tố nghệ thuật này vừa giúp tác giả thể hiện cảm xúc chân thành, đồng thời nêu được những suy ngẫm, triết lí thâm trầm, sâu lắng của tác giả về mẹ.

 

Câu 4: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a) Nêu cách ngắt nhịp của từng dòng thơ trong khổ thơ trên.
b) Trong hai dòng thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp đó là gì?
c) Hai dòng thơ sau có gì đặc sắc về nghệ thuật? Em hình dung như thê snafo về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai dòng thơ này?

Câu 5: (Câu hỏi 4, SGK): Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại "hoảng sợ" khi nghĩa mình vẫn còn là "một thứ quả non xanh"? (Gợi ý: "Quả non xanh" chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả "hoảng sợ"?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?

 

Câu 6: Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong khổ cuối của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) có gì giống và khác với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong khổ cuối của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai)?

 

Câu 7: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Hình ảnh người mẹ trong bài thơ có đặc điểm gì? Người con thể hiện tình cảm, cảm xúc gì với mẹ?

Câu 1: (Bài tập 1, SGK): Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong khổ thơ dưới đây:

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 2: Trong bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông), cụm từ cánh buồm (được dùng ở nhan đề bài thơ và ở các khổ thơ thứ ba, thứ tư) biểu thị điều gì?

 

Câu 3: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ.

(Đỗ Trung Lai)

a) Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của từ cầm trong khổ thơ trên.

b) Tìm thêm những ngữ cảnh khác của từ cầm (ví dụ: cầm bút, cầm chắc phần thắng,...) và xác định nghĩa của từ cầm trong mỗi ngữ cảnh đó.

Câu 4: Xác định nghĩa của từ in đậm trong câu thơ sau. Chỉ ra ngữ cảnh giúp xác định nghĩa của từ đó.

Đừng cho phép lưỡi bạn vượt quá ý nghĩ của bạn. (Sách 3 500 câu danh ngôn)

 

Câu 5: Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây:

a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... (Hồ Chí Minh).

b) Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi...

(Hoàng Trung Thông).

c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để... ngợp. (Văn Công Hùng).

d) Nhưng... xin lỗi...

- Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối - Tôi không thể...! (Brét-bơ-ry).

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT cánh diều ngữ văn 7 bài 7: Những cánh buồm . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT ngữ văn 7 tập 2 sách cánh diều. Phần trình bày do Ngoc Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận