Danh mục bài soạn

Giải SBT cánh diều ngữ văn 7 bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Hướng dẫn giải bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) trang 12 SBT Ngữ văn 7 tập 2. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Ý nào sau đây phản ánh đúng nghĩa của câu tục ngữ Nhất thì, nhì thục?

A. Kinh nghiệm trồng trọt: để đạt năng suất cao thì phải ưu tiên thứ nhất là cần cù, thứ nhì là chịu khó chăm sóc cho đất tơi xốp, màu mỡ.

B. Kinh nghiệm trồng trọt: để đạt năng suất cap thì ưu tiên hàng đầu là đúng thời vụ, sau đó cần cày bừa kĩ để làm cho đất tơi xốp, màu mỡ.

C. Người nông dân luôn mong đợi thời gian thu hoạch và mùa vụ được năng suất cao để cải trang cho cuộc sống.

D. Tất cả các phương án trên

Trả lời:

Đáp án: B.

Hướng dẫn: Câu tục ngữ Nhất thì, nhì thục nói về kinh nghiệm trồng trọt, để có năng suất cao thì ưu tiên hàng đầu là đúng thời vụ, sau đó đến cày bừa làm cho đất tơi xốp và màu mỡ.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 2: Câu tục ngữ Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông truyền đạt kinh nghiệm gì?

A. Kinh nghiệm về hiện tượng thiên nhiên, thời tiết tối, sáng.

B. Kinh nghiệm về thời vụ, thích hợp để gieo trồng cho phù hợp. 

C. Kinh nghiệm về thời điểm, thích hợp để đánh bắt tôm, cá.

D. Kinh nghiệm về thời gian không thích hợp cho việc đánh bắt tôm, cá

Câu 3: Câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm nhằm răn dạy điều gì?

A. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phần chất tốt đẹp.

B. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả nhưng vẫn lạc quan yêu đời, không cần phải bận tâm, lo nghĩ nhiều.

C. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả nhưng cuối cùng phải tắm rửa cho cơ thể thơm tho mỗi ngày.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải nghĩa của câu tục ngữ Chết trong hơn sống đục?

A. Chết vì lí tưởng cao đẹp, chết vì lí tưởng vĩ đại.

B. Không chịu sống một cách nhục nhã, hèn hạ.

C. Lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người.

D. Muốn chết ở nơi cao sang, không chịu cuộc sống hèn.

Câu 5: Biện pháp tu tư nào dưới đây được sử dụng trong câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây?

A. So sánh.

B. Ẩn dụ.

C. Chơi chữ.

D. Nhân hóa.

Câu 6: Đức tính nào được phản ánh trong câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim?

A. Siêng năng.

B. Trung thực.

C. Dũng cảm.

D. Khiêm nhường.

Câu 8: (Câu hỏi 5, SGK): Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Văn 7 tập 2 cánh diều, giải SBT Ngữ văn 7 cánh diều, soạn sách bài tập Ngữ văn 7 cánh diều tập 2 bài 6 : Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2).
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT cánh diều ngữ văn 7 bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT ngữ văn 7 tập 2 sách cánh diều. Phần trình bày do Ngoc Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận