Danh mục bài soạn

Giải SBT cánh diều ngữ văn 7 bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Hướng dẫn giải bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) trang 9 SBT Ngữ văn 7 tập 2. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1: Phương án nào dưới đây là khái niệm của thể loại tục ngữ?

A. Là những câu ca truyền miệng không theo một điệu nhất định, nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc trữ tình của người xưa.

B. Là những câu hỏi dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người.

C. Là một tổ hợp từ cố định, được sản sinh trong quá trình giao tiếp giữa người với người.

D. Là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình, tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, có cái nhìn tổng quát.

Trả lời:

Đáp án: B

Hướng dẫn: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 2: Việc sử dụng tục ngữ trong giao tiếp có lợi ích ra sao?

A. Giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao.

B. Giúp cho lời ăn tiếng nói lôi cuốn hơn, để đưa đẩy, rào đón người nghe.

C. Giúp chọn lời nói kính đáo, bóng gió, không cho người nghe hiểu rõ ngày ý của người nói.

D. Giúp cho lời nói nhẹ nhàng, bay bổng, nhằm diễn tả thế giới tâm tình của người nói. 

 

Câu 3: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội bao gồm những đối tượng nào?

A. Là các quy luật của tự nhiên.

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D. Tất cả các đối tượng trên

Câu 4: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động có ý nghĩa gì?

A. Là bài học dân gian để giúp người dân lao động suy đoán được cuộc sống và tương lai của chính mình.

B. Là bài học dân gian để giúp người dân lao động nâng cao tinh thần lạc quan, yêu đời trong lao động, sản xuất.

C. Là bài học dân gian về khí tượng để giúp người dân lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.

D. Tất cả các phương án trên đều sai

Câu 5: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Tấc đất tất vàng.

C. Một mặt người bằng mười mặt của.

D. Đẹp như tiên.

Câu 6: (Câu hỏi 3, SGK): Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?

 

Câu 7: (Câu hỏi 4, SGK): Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?

 

Câu 8: (Câu hỏi 6, SGK): Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay hay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn còn có ích với cuộc sống ngày nay.

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT cánh diều ngữ văn 7 bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT ngữ văn 7 tập 2 sách cánh diều. Phần trình bày do Ngoc Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận