Danh mục bài soạn

Giải Ngữ văn 8 tập 2 sách Cánh diều bài 6 Tự đánh giá: Cố hương

Hướng dẫn học môn Ngữ văn 8 tập 2 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 6 Tự đánh giá: Cố hươngc. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Câu hỏi 1. Đoạn tóm tắt phần lược đi cho biết những thông tin gì quan trọng để hiểu đoạn trích?

A. Sau hơn hai mươi năm xa cách, nhân vật Tấn trở lại thăm quê.

B. Ngày trước, Tấn và Nhuận Thổ là bạn bè thân thiết với nhau.

C. Chị Hai Dương – “nàng Tây Thi đậu phụ” cũng trở nên thực dụng.

D. Thời tiết khi Tấn về quê đang giữa mùa đông, trời âm u và gió lạnh.

Lời giải:

  • A. Sau hơn hai mươi năm xa cách, nhân vật Tấn trở lại thăm quê.

Câu hỏi 2. Nhân vật trung tâm của truyện là ai?

A. Nhuận Thổ

B. Tấn – nhân vật xưng “tôi”

C. Hoàng – cháu của Tấn

D. Mẹ của Tấn

Lời giải:

  • B. Tấn – nhân vật xưng “tôi”

Câu hỏi 3. Việc lựa chọn ngôi kể trong văn bản không có tác dụng nào sau đây?

A. Giúp khám phá thế giới nội tâm của nhân vật

B. Khiến câu chuyện được kể lại chân thật, sinh động

C. Bộc lộ cảm xúc của nhân vật một cách trực tiếp, chân thực

D. Giúp người đọc dễ dàng xác định được bố cục của truyện

Lời giải:

  • D. Giúp người đọc dễ dàng xác định được bố cục của truyện

Câu hỏi 4. Trong phần (2) của truyện ngắn này, chi tiết nào khiến nhân vật “tôi” bỗng nhiên hoảng sợ?

A. Khung cảnh ngôi làng mờ dần trước mắt nhân vật “tôi”.

B. Hình ảnh ngày xưa của Nhuận Thổ mờ nhạt dần trong tâm trí nhân vật “tôi”.

C. Nhân vật “tôi” suy nghĩ và mong mỏi về tương lai như những niềm hi vọng. 

D. Mẹ của nhân vật “tôi” than phiền về cách hành xử của chị Hai Dương.

Lời giải:

  • C. Nhân vật “tôi” suy nghĩ và mong mỏi về tương lai như những niềm hi vọng. 

Câu hỏi 5. Việc xác định chủ đề của truyện ngắn này dựa vào câu hỏi nào sau đây?

A. Nhan đề của truyện là gì?

B. Sự việc nào là sự việc tiêu biểu trong truyện?

C. Tác phẩm viết về cái gì?

D. Vấn đề cơ bản mà truyện nêu lên là gì?

Lời giải:

  • D. Vấn đề cơ bản mà truyện nêu lên là gì?

Câu hỏi 6. Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như thế nào? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở các nhân vật ấy?

Lời giải:

Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như:

- Nhân vật Nhuận Thổ

  • Ngày bé:
    • Khỏe mạnh, lanh lợi, hồn nhiên
    • Cuộc sống không đến nỗi thiếu thốn
    • Sống trong môi trường rộng rãi, phong phú
    • Tình cảm hồn nhiên, trong sáng
  • Khi đứng tuổi:
    • Trở nên mụ mẫm
    • Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn
    • Khúm núm trước nhân vật "tôi"
    • Vẫn quý trọng với "tôi"

- Thím Hai Dương:

  • 20 năm trước là một người phụ nữ duyên dáng, được mọi người yêu mến.
  • 20 năm sau trở thành người phụ nữ xấu cả bề ngoài lẫn tính tình.

Nhà văn Lỗ Tấn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật.

Câu hỏi 7. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?

Lời giải:

  • Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm: đau xót khi phải đối diện với sự mục ruỗng của xã hội phong kiến phân chia giai cấp ở Trung Hoa lúc bấy giờ. Đồng thời gửi gắm những hy vọng, niềm tin tưởng mà ông đặt cả vào đất nước, vào thế hệ trẻ về sau.

Câu hỏi 8. Nhân vật “tôi” cảm thấy giữa bản thân và Nhuận Thổ “đã có một bức tường khá dày ngăn cách”. Theo em, bức tường này do nguyên nhân nào tạo nên?

Lời giải:

  • Theo em, bức tường này dựng lên do sự phân chia giai cấp giàu nghèo trong xã hội, xã hội bị tha hóa đến cùng cực.

Câu hỏi 9. Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thuỷ Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời như thế nào?

Lời giải:
Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thuỷ Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời không có sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, xã hội không bị tha hóa, đời sống nhân dân ấm no, không phải chịu cảnh áp bức như hiện tai. Những đứa trẻ sẽ được sống giữa làng quê tươi đẹp, với những con người tử tế thân thiện.

Câu hỏi 10. Cuối tác phẩm, nhân vật “tôi” cho rằng: “... Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) trình bày ý kiến của em về quan điểm trên.

Lời giải:
Cuối tác phẩm, nhân vật “tôi” cho rằng: “... Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Con đường thứ nhất xuất hiện trên thế giới này là gì nếu không phải là những bước chân đầu tiên của tổ tiên loài người khi xuất hiện trên Trái Đất? Con đường sự nghiệp, con đường ước mơ - những con đường biểu tượng ấy là gì nếu không phải được vẽ nên từ những suy nghĩ, hành động, những ước mơ và hoài bão của con người? Hãy thử để ý mà xem, có thể tại giây phút này, hàng chục con người đang cùng đi trên một con đường của Hà Nội, nhưng chỉ một vài phút sau, có thể mỗi người đã rẽ sang một hướng đi khác, vì điểm đến của họ là không giống nhau. Cứ như thế, họ đan nhập rồi tách rời, chung mà riêng, và rõ ràng, không ai đi lại trên bước chân của ai cả bởi một lẽ đơn giản: mỗi người đều đi trên con đường của họ, con đường do chính họ tạo ra. Cuộc sống này không có ngõ cụt, chỉ có những con đường. Con đường này khép lại sẽ có con đường khác mở ra, giống như mọi dòng chảy đều có mạch ngầm và đại dương phải bắt đầu từ những dòng suối nhỏ. Vấn đề là ở chỗ chúng ta sẽ chọn con đường nào và chính con đường đó sẽ dẫn ta đến đâu.

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG TÁC PHẨM 

Câu hỏi 1. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong văn bản Cố hương 

Lời giải:

- Nội dung: Cố hương là bức tranh xơ xác, tiêu điều về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX.Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối của nhân vật Tôi, những rung cảm của “Tôi” trước sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả đã phản ánh hiện trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.

- Nghệ thuật:

  •   Truyện Cố hương có bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật: hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
  •   Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc đáo, góp phần khắc họa tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải ngữ văn 8 cánh diều bài 6 Tự đánh giá: Cố hương, giải ngữ văn 8 sách CD bài 6 Tự đánh giá: Cố hương, giải bài 6 Tự đánh giá: Cố hương ngữ văn 8
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Ngữ văn 8 tập 2 sách Cánh diều bài 6 Tự đánh giá: Cố hương . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải ngữ văn 8 tập 2 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận