Danh mục bài soạn

Giải Ngữ văn 8 tập 1 sách Chân trời bài 3 Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu

Hướng dẫn học môn Ngữ văn 8 tập 1 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 3 Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Ghi lại một vài cảm nhân của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh ( Ngữ văn 7, tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc bài văn này.

Bài giải

      Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh giúp người đọc thấy được sự biến chuyển đầy tinh tế của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Mùa thu được nhà thơ cảm nhận qua từng giác quan như khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ đó, những tín hiệu đặc trưng nhất của mùa thu cũng lần lượt xuất hiện. Dưới mặt đất, dòng chảy của con sông trở nên chậm hơn, không cuồn cuộn như lúc hè về. Trên bầu trời, từng đàn chim sải cánh bay bắt đầu trở nên vội vã, âu lo tìm về phương nam tránh cái lạnh. Đám mây của mùa hạ nay đã “vắt nửa mình sang thu”, nửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại nghiêng về mùa thu. Dường như, những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên. Thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ. Triết lí mà nhà thơ muốn gửi gắm là những con người từng trải khi gặp phải sóng gió sẽ biết cách đối diện, đương đầu một cách bình thản, trưởng thành hơn. Như vậy, bài thơ đã gợi lên những cảm nhận tinh tế về sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Và từ những tín hiệu của mùa thu đến khung cảnh thiên nhiên lúc vào thu, tác giả đã có những suy tư sâu sắc về cuộc đời.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì?

Bài giải

Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả khi cảm nhận về bài thơ.

Câu 2: Em hiểu thế nào về nhận xét " khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó"?

Bài giải

Tác giả cảm nhận khổ thơ ba là cái hồn của bài thơ, là ý chính của bài, là cái gốc cái nền cho cho hai khổ thơ trước được nổi bật lên.

Câu 3: Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.

Bài giải

Các luận điểm trong bài văn trên được liên kết chặt chẽ với nhau, rành mạch, không trùng lặp. Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau để dẫn tới kết luận. Lí lẽ và bằng chứng chứng minh cho các luận điểm thiên nhiên lúc vào thu, hình ảnh con người lúc thu sang, luận điểm chứng minh cho luận đề sự thay đổi của thiên nhiên và con người lúc thu sang được hiện lên rõ nét.

Câu 4: Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau:

     Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

Bài giải

Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan: Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo: Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh. Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp.

Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

Câu 5: Em có đồng ý với nhận định: " Nhan đề Sang Thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật" hay không? Vì sao?

Bài giải

Em có đồng ý với nhận định: " Nhan đề Sang Thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật" . Vì - Nhan đề bài thơ thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn thu theo cách của mùa thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh thức nơi ta những gì da diết nhất.  “Sang thu” còn là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời.

Câu 6: Viết đoạn văn ( từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.

Bài giải

Giao mùa mang đến sự thay đổi độc đáo cho cảnh quan thiên nhiên. Những lá rụng vàng óng ánh, những bông hoa mới nở tạo nên bức tranh thần tiên giữa đất trời. Tiếng gió thổi nhẹ nhàng, hòa quyện với hương thơm tinh tế của hoa, tô điểm cho không gian bằng sắc màu thiên nhiên. Mỗi buổi sáng, ánh nắng mềm mại chiếu sáng qua làn sương mù, khiến mọi thứ trở nên ảo diệu và mộng mơ. Giao mùa còn là thời điểm chờ đón những điều mới mẻ, khiến lòng người tràn đầy niềm kỳ vọng và hứng thú. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm nhận được sự tươi mới và thanh khiết của thiên nhiên, khiến tâm hồn được làm mới và bình yên. Đó là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng vẻ đẹp huyền ảo mà thiên nhiên ban tặng và trân quý mỗi giây phút sống trong cuộc sống này.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải ngữ văn 8 chân trời bài 3 Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu, giải ngữ văn 8 sách chân trời bài 3, giải bài 3 Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu ngữ văn 8
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Ngữ văn 8 tập 1 sách Chân trời bài 3 Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải ngữ văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận