Danh mục bài soạn

Giải Ngữ văn 8 tập 1 sách Chân trời bài 3 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Hướng dẫn học môn Ngữ văn 8 tập 1 sách mới Chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 3 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu hỏi: Theo em, vì sao thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn loài?

Bài giải

Theo em, bởi vì tất cả muôn loài kể cả con người đều được thiên nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu năm để có được như bây giờ.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này gợi ý nghĩa gì?

Bài giải

Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này cho thấy tình cảm yêu quê hương đất nước của người da đỏ, nhấn mạnh sự yêu quê hương, gắn bó với quê hương của người da dỏ hơn người da trắng.

Câu 2: Việc lặp lại giả định " Nếu... bán cho ngài mảnh đất này" có ý nghĩ gì?

Bài giải

   - Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.

Đối với người da đỏ thì mảnh đất này rất quan trọng với họ, nó thiêng liêng cao quý vì thế người cần phải biết giữ gìn nó.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.

Bài giải

  • Luận điểm 1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.

- Đối với người da đỏ, mỗi tấc đất là thiêng liêng. Mảnh đất là bà mẹ của người da đỏ

- Những bông hoa là người chị, người em của người da đỏ.

- Dòng nước óng ánh, êm ả là máu của tổ tiên người da đỏ.

- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

=> Tác giả sử dụng phép so sánh, nhân hóa. Cho thấy tình yêu thiên nhiên, gắn bó của người da đỏ.

  • Luận điểm 2. Sự khác nhau giữa người da đỏ và người da trắng trong cách đối xử giữa đất đai và thiên nhiên.

- Đối với người da trắng:

+ Họ coi mảnh đất này là kẻ thù và khi chinh phục được thì họ sẽ lấn tới.

+ Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi.

+ Ở thành phố người da trắng không có nơi nào yên tĩnh.

+ Người da trắng không để tâm đến bầu không khí họ đang hít thở.

- Người da đỏ: Họ ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ.

+ Đối với họ không khí là quý giá.

+ Người da trắng phải đối xử với các muông thú như những người anh em

- Nghệ thuật đối lập với cách cư xử của người da trắng và người da vàng đối với thiên nhiên, đất đai.

  • Luận điểm 3. Lời đề nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường và đất đai.

- Người da đỏ phải kính trọng đất đai.
- Điều gì sẽ xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Điều gì con người làm cho tổ sống tức làm cho chính mình. -> Giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát.

Câu 2: Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề nào dưới đây? Lí giải dựa vào hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản

a, Hỏi đáp lời đề nghị mua đất của Tổng thống Mỹ.

b, Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Bài giải

Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng – klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

Câu 3: Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.

Bài giải

Các luận điểm trong bài văn nghị luận cần được liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cũng phải rành mạch, không trùng lặp. Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau để dẫn tới kết luận. Lí lẽ và bằng chứng chứng minh cho luận điểm, luận điểm chứng minh cho luận đề.

Câu 4: Em hãy xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích sau:

     Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trợ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang đã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chủng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?

Bài giải

Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan: Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trợ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua 

Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích: Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.; Tôi là kẻ hoang đã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chủng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.

Câu 5: Em hiểu như thế nào về ý kiến: " Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất"? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em.

Bài giải

Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nói đúng. Bởi vì con người ta, từ thuở khai thiên lập địa, đất chính là mẹ nuôi sống ta. Chúng ta khai thác những tài nguyên mà mẹ đất ban tặng để làm giàu cho chính mình. Trên các lục địa mấy nghìn năm trước, tổ tiên ta lập quốc, dựng thành. Mẹ đất che chở và nuôi dưỡng những mầm sống đầu tiên.Nhưng, ta lại vô tình tước đi những gì đẹp nhất từ mẹ. Những con người với lòng tham vô đáy của họ đã ngấu nghiến đất đai, coi đất như vật mua bán. Họ lấy hết tài nguyên của đất rồi bỏ lại đằng sau những bãi hoang mạc.Qua một giọng văn đầy sức truyền cảm và lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá và điệp ngữ phong phú của mình, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã đặt ra một vấn đề có ảnh hưởng toàn nhân loại: Con người phải sống chan hoà với thiên nhiên, phải chăm lo và bảo vệ cho thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.

Câu 6: Đoạn văn nào trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất? Chia sẻ ấn tượng của em với các bạn trong lớp.

Bài giải

     "Đất là mẹ". Luận điểm quan trọng này chạy suốt bài văn, và riêng ở phần đầu bức thư, nó mở ra một quan niệm hoàn toàn mới mẻ. Vì sao "mỗi tấc đất là thiêng liêng", nghĩa là một khái niệm vật chất đã được tinh thần hoá ? Vì một mặt, "mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương..." đối với người dân da đỏ đã trở nên không khí trong lành để sống, để hít thở hằng ngày. Và một mặt khác, nó là trí tuệ, là khái niệm. Đất vừa là không gian vừa là thời gian, và tất cả điều này đã trở nên máu thịt : "Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ". Câu văn chân thành như một lời tâm niệm, một tiếng nói trung thực tha thiết của lương tâm. Hình ảnh bà mẹ trở đi trở lại nhiều lần ở đoạn văn nhằm khẳng định quan hệ huyết thống, mà khi đã có quan hệ huyết thống thì không thể chia cắt, tách rời : "Chúng tôi là một phần của mẹ, và mẹ cũng là một phần của chúng tôi". Người với bông hoa là chị, là em : người với mỏm đá, vũng nước,... đều cùng chung một gia đình. Dòng nước đâu chỉ là những giọt nước, nó là "máu của tổ tiên chúng tôi". Tiếng thì thầm của nó chính là "tiếng nói của cha ông chúng tôi". Luận điểm quan trọng này một mặt phản ánh quan hệ cộng sinh giữa con người với môi trường sống từ buổi sơ khai, nhưng một mặt nó xác nhận một quy luật trường tồn: con người muốn tồn tại, phải dựa vào thiên nhiên để tồn tại. Và như thế, đồng thời nó dự báo những nguy cơ : con người sẽ tự huỷ diệt nếu những khế ước thiêng liêng giữa con người với môi trường đã được thiết lập một cách tự nhiên bị xâm phạm. Và không dưới hai lần, khế ước tinh thần ấy được gọi tên một cách nôm na là "kí ức của người da đỏ".

Câu 7: Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài"? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ.

Bài giải

Con người cần ứng xử với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài một cách tử tế và bền vững. Hiện nay, chúng ta đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, mất rừng và suy giảm môi trường tự nhiên. Để bảo vệ tài nguyên và sự sống của hành tinh, chúng ta cần thay đổi cách sống và tiêu dùng hiện tại. Đầu tiên, việc tiết kiệm và sử dụng tài nguyên một cách hợp lý là rất quan trọng. Chúng ta cần hạn chế lãng phí và sử dụng tài nguyên một cách tiết chế. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, giảm lượng rác thải sinh hoạt, và tận dụng lại các nguồn tài nguyên tái chế. Thứ hai, chúng ta cần bảo vệ và duy trì môi trường sống của muôn loài. Việc bảo tồn các khu vực tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài đang trở thành nhiệm vụ cấp bách. Chúng ta cần đồng hành với các tổ chức môi trường và tham gia vào các hoạt động bảo tồn. Cuối cùng, chúng ta cần thay đổi tư duy và giáo dục về tài nguyên và môi trường. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng về vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống và tôn trọng và trân trọng chúng. Giáo dục về môi trường và bảo tồn cần được khuyến khích từ sớm trong các cơ sở giáo dục và gia đình. Tóm lại, để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài, chúng ta cần thay đổi cách sống và tiêu dùng, bảo vệ môi trường sống và bảo tồn các loài, cùng với việc thay đổi tư duy và giáo dục về môi trường. Chỉ khi chúng ta đồng lòng và hành động thích hợp, chúng ta mới có thể xây dựng một tương lai bền vững cho hành tinh này.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải ngữ văn 8 chân trời bài 3 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, giải ngữ văn 8 sách chân trời bài 3, giải bài 3 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ sách ngữ văn 8
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Ngữ văn 8 tập 1 sách Chân trời bài 3 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải ngữ văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận