Danh mục bài soạn

Array

Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

Câu 3: (Bài tập 3, SGK) Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

b) Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ máy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

c) Lao xao chợ cả làng ngư phủ,

Đăng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

(Nguyễn Trãi)

d) Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

(Trần Tế Xương)

Cách làm cho bạn:

a) Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.

Trật tự từ thông thường phải là: “Trống canh dồn văng vẳng đêm khuya”.

- Lác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “đêm khuya văng vẳng” lên trước “trống canh dồn”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến không gian, thời gian vắng vẻ của trời đất trước tâm trạng con người.

b) - Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Trật tự từ thông thường phải là: “Vài chú tiều lom khom dưới núi / Mấy nhà chợ lác đác bên sông”.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lom khom dưới núi”, “lác đác bên sông” lên trước “vài chú tiều”, “mấy nhà chợ”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến không gian heo hút, thưa thớt, vắng vẻ tịch liêu của sông núi nơi Đèo Ngang trước tâm trạng cô đơn của con người.

c) - Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ / Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Trật tự từ thông thường phải là: “Chợ cá làng ngư phủ lao xao / Cầm ve lầu tịch dương dắng dỏi”.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lao xao”, “dắng dỏi” lên trước “chợ cá làng ngư phủ”, “cầm ve lầu tịch dương”, tác giả có chủ ý nhắn mạnh đến âm thanh gợi cảnh nhộn nhịp của cuộc sống ngày hè.

d) - Trật tự từ được đảo vị trí trong câu thơ: Lặn lội thân cò khi quãng vắng / Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Trật tự từ thông thường phải là: “Thân cò lặn lội khi quãng vắng / Mặt nước buổi đò đông eo sèo”.

- Tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn: Khi đảo “lặn lội”, “eo sèo” lên trước “thân cò khi quãng vắng”, “mặt nước buổi đò đông”, tác giả có chủ ý nhấn mạnh đến cuộc sống vất vả của người nông dân (lặ lội) và bấp bênh của cuộc sống mưu sinh (co sèo) một cách hình tượng hoá, có tác dụng biểu cảm cao.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận