Soạn SBT cánh diều ngữ văn 10 bài 4: Văn bản thông tin

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 4: Văn bản thông tin, trang 39 ngữ văn 10 tập 1 bộ sách cánh diều. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

 

Giải đáp câu hỏi và bài tập

I. Bài tập đọc hiểu

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội:

Câu 1: Những ý nào nêu đúng điều cần chú ý khi đọc hiểu văn bản thông tin tổng hợp?

A. Nhận diện những đặc điểm chung của văn bản (ví dụ: nhan đề / tiêu đề, đề mục lớn, đề mục nhỏ, lời chú thích,...)

B. Xác định và vận dụng được tiểu sử và sự nghiệp văn học nghệ thuật của tác giả bài viết

C. Phát hiện mô hình cấu trúc của văn bản (ví dụ: nguyên nhân - kết quả; trật tự thời gian; phân loại, vấn đề và giải pháp; liệt kê chuỗi sự việc; các bước trong quy trình; ...)

D. Tìm hiểu thông tin chi tiết trong văn bản và ý nghĩa của những thông tin đó với thực tiễn đời sống

E. Phân tích, đánh giá tác dụng của phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ; sự kết hợp của yếu tố thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự trong việc truyền tải thông tin đến người đọc

G. Trong quá trình đọc hiểu, cần kết nối với hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống cá nhân và các hoạt động tra cứu khác để hỗ trợ việc tìm hiểu và vận dụng thông tin từ văn bản

Câu 2: Phương án nào thể hiện đúng nhất thông tin mà bài viết muốn chuyển tải về văn hoá dân gian Hà Nội?

A. Văn hoá dân gian Hà Nội là sự hoà kết giữa văn hoá dân gian các khu vực xung quanh với nền tảng văn hoá sẵn có của Hà Nội

B. Văn hoá dân gian Hà Nội thực chất chỉ là văn hoá dân gian của các khu vực Đông, Nam, Đoài, Bắc quanh Thủ đô Hà Nội

C. Văn hoá dân gian Hà Nội bao gồm ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rồi, truyện cổ tích ở khắp mọi miền đất nước

D. Văn hoá dân gian Hà Nội chỉ gồm trữ lượng folklore (dân gian) của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán

Câu 3: Văn hoá dân gian đã chuyển dồn về Hà Nội bằng cách thức nào?

A. Các anh hùng dân tộc (Hai Bà Trưng, Bố Cái (Phùng Hưng), Mai Hắc Đế) đã đưa việc thờ cúng về Thủ đô

B. Nhà nước Lý - Trần - Lê đã huỷ các lễ hội tại Thủ đô, thay vào đó là các lễ hội như đua thuyền, đấu vật,...

C. Nhân dân đã mang theo tín ngưỡng thờ cúng cùng các lễ hội dân gian của quê hương mình về Hà Nội

D. Nhà nước nâng một số sinh hoạt văn hoá dân gian thành quốc lễ rồi chuyển về Thăng Long, Hà Nội

Câu 4: Những danh nhân được nêu ở cuối bài viết (Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản, Chu An, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Chiêu Hồ, Bà Huyện Thanh Quan) nhằm làm rõ cho thông tin nào?

A. Hà Nội có nhiều danh nhân văn hoá lớn

B. Hà Nội là địa linh, nơi nhân tài tụ hội

C. Hà Nội có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn, tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam

D. Hà Nội vừa anh hùng, vừa hào hoa, rất tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam

Câu 5: Phương án nào thể hiện đúng và đầy đủ những yếu tố góp phần hình thành nên người Hà Nội sành ăn, sành mặc, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc?

(1) Hà Nội là mảnh đất tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài

(2) Toàn bộ trữ lượng văn hoá dân gian được chuyển dồn về trung tâm Hà Nội

(3) Người Hà Nội lao động giỏi, có nhu cầu lựa chọn, có điều kiện thoả mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ”

(4) Thăng Long - Hà Nội có truyền thống hiếu học, có điều kiện giao lưu văn hoá xã hội, nhiều lượng thông tin

(5) Người Hà Nội mẫn cảm về chính trị - tình cảm

A. (1) – (2) – (3)

B. (1) – (3) – (4)

C. (2) – (3) – (4)

D. (2) – (4) – (5)

Câu 6: (Câu hỏi 3, SGK) Trong từng phần, thông tin chính của văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã được làm rõ qua những phương diện nào?

Câu 7: (Câu hỏi 4, SGK) Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của “văn hoá Thăng Long - Hà Nội”, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy (ví dụ: thông tin địa lí - “Hà Nội [...] là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng, của miền Bắc Việt Nam”).

Câu 8: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào (biểu cảm, tự sự, nghị luận,...)? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết.

Lễ hội đền Hùng

Câu 1: Mục đích của văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng – 2019 là:

A. Truyền tải thông điệp của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về Đền Hùng.

B. Truyền tải thông điệp của Ban Tổ chức về lễ hội đền Tam Giang.

C. Truyền tải các thông tin cần thiết dành cho mọi người dân khi tham gia lễ hội Đền Hùng năm 2019.

D. Truyền tải các thông tin về chương trình khai hội Đền Hùng với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo.


Câu 2: Theo em, vì sao người soạn văn bản lại đưa ra nội dung “5 không”?

A. Vì người soạn văn bản muốn đa dạng hoá thông tin về lễ hội Đền Hùng 2019

B. Vì Ban Tổ chức muốn đưa vào thêm nội dung mới cho lễ hội Đền Hùng 2019

C. Vì lễ hội Đền Hùng chưa xảy ra những biểu hiện phản cảm, cần có biện pháp phòng chống trước

D. Vì cần phải tuyên truyền để lễ hội Đền Hùng không xảy ra những biểu hiện phản cảm, tiêu cực.

Câu 3: Văn bản Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 là văn bản đa phương thức.

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: (Câu hỏi 3, SGK) Hãy nêu tác dụng của các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh và sơ đồ) trong việc thể hiện thông tin chính của hai văn bản.

Câu 5: (Câu hỏi 4, SGK) Quan điểm, thái độ của người đưa tin được thể hiện như thế nào ở hai văn bản trên? Chi tiết nào giúp em nhận ra điều đó?

Câu 6: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, ưu điểm và hạn chế của mỗi dạng bản tin trên là gì? Vì sao?

Câu 7: Hãy thiết kế một bản đồ hoạ thông tin (infographic) về lễ hội Đền Hùng.

Câu 8: Hãy viết một bản tin về một lễ hội mà em yêu thích.

Lễ hội dân gian đặc sặc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận 

Câu 1: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận là.......................:

A. văn bản thuyết minh về một lễ hội.

B. văn bản thông tin về người Ka-tê.

C. văn bản nghị luận về vấn đề xã hội.

D. văn bản miêu tả về lễ hội dân gian

Câu 2: Bố cục của bài viết gồm:

A. Giới thiệu chung về lễ hội - Giới thiệu phần hội - Giới thiệu phần nghi lễ - Đánh giá chung về giá trị, ý nghĩa của lễ hội.

B. Giới thiệu chung về lễ hội - Giới thiệu phần nghi lễ - Giới thiệu phần hội - Đánh giá chung về giá trị, ý nghĩa của lễ hội.

C. Đoạn sa pô khái quát chung về lễ hội - Giới thiệu thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội - Giới thiệu phần nghi lễ - Giới thiệu phần hội - Đánh giá chung về giá trị, ý nghĩa của lễ hội.

D. Đoạn sa pô khái quát chung về lễ hội - Giới thiệu thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội - Giới thiệu chung về phần lễ và hội - Đánh giá chung về giá trị, ý nghĩa của lễ hội.

Câu 3: Đoạn văn sau cho biết thông tin gì?

Người Chăm rất tự hào khi sở hữu một kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc và lễ hội Ka-tê là một minh chứng rõ nét nhất. Trong thời gian diễn ra lễ hội, mọi người lại có dịp thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn.

A. Thời gian diễn ra lễ hội dân gian Ka-tê của người Chăm

B. Ngày Tết đoàn viên, tri ân tổ tiên của đồng bào Chăm

C. Kho tàng văn hoá dân gian rất đặc sắc của dân tộc Chăm

D. Niềm tự hào của người Chăm và ý nghĩa của lễ hội Ka-tê

Câu 4: (Câu hỏi 3, SGK) Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?

Câu 5: (Câu hỏi 4, SGK) Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Câu 6: Tìm một văn bản thông tin khác giới thiệu về lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hoặc đồng bào Chăm ở vùng miền khác.

Câu 7: (Câu hỏi 5, SGK) Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh hoạ?

II. Bài tập tiếng Việt

Câu 1: (Bài tập 1, SGK) Những trích dẫn, chú thích trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) ở Bài 1 và đoạn trích Thăng Long - Đồng Đô - Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam (Trần Quốc Vượng) trong Bài 4 thuộc kiểu trích dẫn, chú thích nào?

 

Câu 2: Quan sát bản đồ hoạ thông tin (infographic) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Có những loại phương tiện nào được dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản?

b) Mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ được thể hiện trong văn bản như thế nào?

c) Nêu tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 3: Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau:

a) “Thế kỉ thứ XV, vua Lê Thái Tổ cũng thấy ý nghĩa của thơ văn trong việc góp phần giữ gìn biên cương của đất nước. Trong bài thơ Thân chinh Phục Lễ châu, ông viết: “Đề thi khắc nham thạch, trấn ngã Việt tây ngung” (Toàn Việt thị lục, tập II, kí

hiệu A.1262, tờ 2). Có nghĩa là: “Đề thơ khắc vách đá, trấn giữ phía tây nước Việt ta”. Đặc biệt, Nguyễn Trãi có tuyên bố “đao bút” của mình là dùng những bài văn từ lệnh khéo léo góp phần vào việc dẹp yên giặc Bắc, ra sức bảo vệ nước Nam: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn / Chỉ thư này chép việc càng chuyên / Vệ Nam mãi mãi ra tay thước / Điện Bắc đà đà yên phận tiên” (Bảo kính cảnh giới, bài 56).”.

(Theo Phương Lựu)

b) “Từ giả thuyết “Hùng” (Hùng Vương) cũng là chữ phiên âm từ Việt cô chỉ một chức vụ thủ lĩnh, “người cầm đầu” dân tộc, Trần Quốc Vượng cho rằng “vùng Mường trước cách mạng có lang, có làng. Lang có lang đạo, lang cun (cun - kun).

Đạo (con trưởng ngành thứ nhà lang) cai quản một mường. Thường các đạo phụ thuộc vào lang cun, nơi cun ở hoặc đúng hơn xóm hoặc một số xóm nằm dưới quyền thống trị và bóc lột trực tiếp của cun, gọi là chiềng (làng Chiềng). Cun là con trưởng ngành trưởng nhà lang. Hùng cũng là con trai trưởng của ngành Âu Lạc. Ngoài từ cun, ở ta còn có từ khun: Khun là tiếng chỉ chức vị người cầm đầu = tù trưởng) và cũng là tiếng chỉ các quý tộc nói chung, người được tôn kính thuộc các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khmer và Thái như La Ha, Kháng, Xinh mun, Khmu, Thái Tây Bắc, Lào” [Trần Quôc Vượng, 2005, trang 963].”.

(Đinh Hồng Hải)

Câu 4: (Bài tập 4, SGK) Hãy viết một văn bản, trong đó có sử dụng số liệu, hình ảnh hoặc sơ đồ,... để trình bày về một trong các đề tài sau đây:

a) Các chủ đề về nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội được học ở Ngữ văn 10,

tập một.

b) Hệ thống các văn bản đọc hiểu được học ở Ngữ văn 10, tập một.

c) Hệ thống kiến thức tiếng Việt được học ở Ngữ văn 10, tập một.

d) Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội truyền thống ở Việt Nam.

III. Bài tập viết

Câu 1: Điền các từ cho trước sau đây vào chỗ trống: trung thực tổ chức yêu cầu ca ngợi nổi bật nguyện vọng nghị luận tham gia

Viết bài luận về bản thân là viết bài .......................... để thuyết phục người khác hiểu khả năng, điều kiện và ........................... của mình, từ đó, đồng thuận và cho phép ........................, thực hiện nhiệm vụ, công việc, hoạt động,... nào đó. Bài luận về bản thân không phải là văn bản ....................... chính mình mà là cơ hội thể hiện một cách ...................... những điểm ....................... nhất về bản thân trong tương quan với mức độ ...................... của ..................... cá nhân, hoạt động cần thực hiện.

Câu 2: Hãy tự đánh giá về bản thân theo các gợi ý sau:

Điểm mạnh (sở trường)

 

Điểm yếu (hạn chế)

 

Sở thích

 

Hoạt động tập thể/ xã hội muốn được tham gia

 

Cam kết, lời hứa nếu được tham gia

Câu 3: Đọc bài luận giới thiệu về bản thân sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tên tôi là Minh. Tôi đến từ tỉnh Quảng Trị. Tôi sinh ra và lớn lên tại Vĩnh Linh - một vùng đất đã trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt. Khi tôi 16 tuổi, gia đình tôi chuyển đến sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và tôi đã học trung học phổ thông ở thành phố vô cùng sôi động này. Trong thời gian học tập tại đây, nhất là vào dịp nghỉ hè, tôi đã có cơ hội đi đến các tỉnh, thành phố khác ở khu vực Nam Bộ. Đó là một trải nghiệm thú vị vì nhờ đó mà tôi đã mở rộng được hiểu biết về văn hoá, xã hội ở các tỉnh phía Nam và có thêm những người bạn mới, những kĩ năng sống mới.

Tôi thấy bản thân mình là một người sống có mục tiêu, định hướng và tôi luôn muốn hoàn thành vượt mục tiêu đề ra. Tôi có thể chứng minh điều này thông qua dự án học tập, các nhóm tình nguyện vì cộng đồng mà tôi đã tham gia và là một thành viên tốt. (Có thể xem các hình ảnh về hoạt động của tôi và nhóm được gửi kèm bài luận này.)

Thế mạnh của tôi là luôn sẵn sàng vượt qua những thách thức. Tôi có khả năng

tự thúc đẩy bản thân, kỉ luật và hoà nhập nhanh chóng với môi trường làm việc nhóm. Tôi là một người biết lắng nghe và sẵn sàng học hỏi.

Điệm yếu của tôi là đôi lúc dễ thoả hiệp trong các cuộc tranh luận và quá bộc

trực trong các hoạt động.

Mục tiêu ngắn hạn của tôi là muốn có một nền tảng học vấn tốt để theo đuổi

ngành nghề mà tôi yêu thích: quản trị doanh nghiệp.

Mục tiêu lâu dài của tôi là trở thành một trong những CEO hàng đầu của một

công ty tài chính lớn.

Tôi muốn là một phần của nhà trường để trang bị cho mình những kiến thức,

kĩ năng nghề nghiệp cơ bản, chuyên sâu về lĩnh vực mà tôi theo đuổi sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông cũng như mong mỏi có được phương pháp tư duy của một người trưởng thành.

Đó là tất cả về tôi, thưa ông!

Cảm ơn ông đã cho tôi một cơ hội tuyệt vời như vậy!”(*)

(*) Bài viết của người biên soạn sách.

a) Mục đích của bài luận này là gì?

b) Theo em, “ông” trong bài viết là ai?

c) Tác giả đã viết những gì về bản thân mình?

d) Nếu là nhân vật “ông” trong bài viết, em có hài lòng về bài viết và người viết không? Vì sao?

 

e) Hãy chỉnh sửa, bố sung để bài viết hoàn thiện hơn.

Pages

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Ngữ Văn 10 cánh diều, giải vở bài tập, Giải SBT bài 4: Văn bản thông tin
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn SBT cánh diều ngữ văn 10 bài 4: Văn bản thông tin . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn SBT ngữ văn 10 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận