Soạn SBT cánh diều ngữ văn 10 bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 3: Kịch bản chèo và tuồng, trang 30 ngữ văn 10 tập 1 bộ sách cánh diều. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

I. Bài tập đọc hiểu

Xúy Vân giả dại

Câu 1: Các phát biểu sau đây về chèo cổ là đúng hay sai? Hãy đánh dấu ✔ vào ô phù hợp.

Nội dung phát biểu

Đúng

Sai

 

 

(1) Chèo cổ thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

 

 

(2) Các vở chèo cổ đặc sắc gồm: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình-Dương Lễ, Kim Nham, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân.

 

 

(3) Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười.

 

 

(4) Nội dung của chèo cổ phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, phê phán các thói hư tật xấu, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người, thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn.

Câu 2: Phương án nào dưới đây không phải là yêu cầu khi đọc hiểu kịch bản chèo?

A. Xác định sự việc, nhân vật và diễn biến cốt truyện

B. Chú ý đến các yếu tố thể hiện đặc trưng sân khấu để hình dung ra bối cảnh và hành động, tâm trạng của nhân vật

C. Phân tích đặc điểm của nhân vật thể hiện qua ngôn ngữ, hành động

D. Phân tích nghệ thuật vào vai nhân vật qua việc sử dụng ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo,... của nghệ sĩ trên sân khâu chèo

Câu 3: (Câu hỏi 3, SGK) Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

Câu 4: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.

Câu 5: Em ấn tượng nhất với lời nói, câu hát nào của nhân vật Xuý Vân trong đoạn trích? Vì sao?

Câu 6: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, nhân vật Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

Câu 7: Em hãy sưu tâm một vài tác phẩm văn học nghệ thuật lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Xuý Vân trong vở chèo. Chọn một tác phẩm em thấy thích nhất và chỉ ra trong sáng tác đó tác giả đã thể hiện cảm nhận, suy nghĩ như thế nào về hình tượng nhân vật Xuý Vân.

Mắc mưu Thị Hến

Câu 1: Nối thông tin ở cột A với nội dung giải thích phù hợp ở cột B.

A

 

B

 

 

1) Tuồng

 

a) Là một trong những vở tuồng hài tiêu biểu

2) Tuồng cung đình

 

b) Là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc

3) Tuồng hài

 

c) Là một văn bản có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu

4) Sơn Hậu

 

d) Còn gọi là tuồng đồ, viết về các đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa

5) Nghêu, Sò, Ốc, Hến

 

e) Còn gọi là tuồng thầy, tuồng pho, viết về đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước, bảo vệ triều đình, có âm hưởng bi tráng, giàu kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng,

quyết liệt giữa hai phe trung - nịnh, tốt - xấu,...

6) Kịch bản tuồng

 

g) Là một trong những vở tuồng cung đình tiêu biểu

 

h) Là loại hình sân khấu dân gian của dân tộc

Câu 2: (Câu hỏi 2, SGK) Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...

Câu 3: (Câu hỏi 4, SGK) Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật?

Câu 4: (Câu hỏi 5, SGK) Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

Câu 5: (Câu hỏi 6, SGK) Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa gì với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?

Câu 6: Một số bản chỉnh lí sau này còn có thêm cảnh bà vợ của Đề Lại và Huyện Trìa cùng kéo đến nhà Thị Hến trừng trị các ông chồng. Em có thích việc bổ sung thêm cảnh đó không? Vì sao?

Câu 7: Hãy kể tên một số tác phẩm lấy cảm hứng từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

Câu 8: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

TRẤN ỐC: Khuyến bỉ vật bi! Vật bi!

Hữu ngô lai trợ! Lai trợ!

Gian nan hà túc lự?

Khẩn cấp khả đào sanh(1)!

(Quân canh ngủ. Ốc sờ soạng lại chỗ Ngao, Ngao hát Ốc ra.)

LỮ NGAO: (A! A! Thầy biết rồi. Thằng Trùm Sò với thằng Lý Hà về uống rượu, rồi bàn bạc với nhau, thấy bắt thầy cùm là thất lí, mới cho người ra mở cùm cho thầy, để thầy đi đàng thầy cho trôi. Chớ giải thầy lên quan thì phải tốn kém. Thầy dại gì cho bay mở cùm! Tao nằm đây, con dòi to bằng cỗ tay tao chưa về... Phen này, Trùm Sò phải hết cửa hết nhà với thầy cho coi! Bay giải thầy lên quan, trước hết phải mua chai rượu làm lễ ra mắt quan, quan Huyện nhận chai rượu đó mới đưa vào trong cho bà Huyện. Quan mới xử lăng nhăng chi chi đó, rồi quan nạt quan nộ, lão Trùm Sò phải lén ngõ sau mua lại chai rượu của bà Huyện, để thưa thưa, bẩm bẩm lần nữa. Vậy là nay khai, mai báo, chai rượu đó cứ luân hồi ngõ trước ngõ sau làm cho Trùm Sò phải hết nhà! Hết nhà! Hà hà... Bay có khôn ra đây, thầy bày cho! Bay sắm khay trầu cau rượu với chừng dăm quan tiền thôi, bay qua thưa với mụ thầy là con vợ tao đấy, nói khó với nó một tiếng, nó qua nó nhận thầy về. Vậy mà chắc chi thầy đã về cho! Em chết rồi em Sò của thầy ơi! Hà hà...)


TRẦN ỐC: (Phải giả tiếng mèo để làm hiệu riêng gọi) Ngao! Ng...a...o!

LỮ NGAO: Đoán biết ám hiệu, cũng theo tiếng mèo đáp lại Ốc! Ốc!

(Ốc đến mở cùm cõng Ngao thoát chạy. Quân canh thức dậy, hô hoán truy lùng, ...)

TRẤN ỐC: Lâm nước bí! Lâm nước bí!

Khó thoát thân! Khó thoát thân!

Quả dân đinh đã đuổi theo gần.

Đốt xích hậu mới mong chạy thoát.

(Ốc giấu Ngao một nơi, trở lại đốt xích hậu, chúng dân đổ về chữa cháy. Ốc cõng Ngao chạy thoái.)

LÝ HÀ, TRÙM SÒ: Cùng bọn người nhà

Chỉ thị hoả tại xóm nọ.

Một đoàn người tới đó,

Ngõ cứu lửa kia!

(Hạ)”.

(Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000)

(1) Khuyên gã chớ buồn! Chớ buồn!

Có ta đến giúp! Đến giúp!

Gian nan đâu đủ cho ta phải lo?

Mau gấp lên có thể chạy thoát.

a) Đoạn trích kể sự việc gì?

b) Hãy chỉ ra các yếu tố của kịch bản văn học được thể hiện trong đoạn trích.

c) Lời độc thoại của Ngao tạo ra tiếng cười như thế nào?

Thị Mầu lên chùa

Câu 1: Các phát biểu sau đây về đoạn trích Thị Mầu lên chùa là đúng hay sai? Hãy đánh dấu ✔ vào ô phù hợp.

 

Nội dung phát biểu

Đúng

Sai

 
 

 

(1) Đoạn trích Thị Mầu lên chùa thuộc thể loại kịch bản chèo.

 

 

(2) Mục đích chính của Thị Mầu khi lên chùa là để mang tiền gạo trong gia đình đi tiến cúng.

 

 

(3) Tiếng đế trong văn bản tỏ thái độ đồng tình với hành động của Thị Mầu khi lên chùa.

 

 

(4) Trong đoạn trích, nhân vật Tiểu Kính đã cư xử đúng mực theo nguyên tắc của người tu hành.

 

Câu 2: Lời nói và câu hát sau của Thị Mầu không thể hiện điều gì?

“THỊ MẦU: Thế mà Mầu tôi lên chùa từ mười ba

(Hát) Mười ba

Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm.”

A. Thị Mầu rất thích và năng lên chùa

B. Thị Mầu rất mộ đạo

C. Thị Mầu rất đa tình, táo bạo, dám tỏ bày tình cảm tự nhiên của bản thân

D. Thị Mầu rất đoan trang, đúng mực, giữ gìn phép tắc khi đi lễ chùa

Câu 3: Thông tin nào được nhấn mạnh trong lời đáp dưới đây của Thị Mầu và nhắn mạnh nhằm mục đích gì?

“THỊ MẦU: Tên em ấy à?

Là Thị Mầu, con gái phú ông

Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!

Chưa chồng đấy nhá!”

A. Tên “Thị Mầu” - để Tiểu Kính phải nhớ tên của mình

B. “Con gái phú ông” - thể hiện sự tự tin mình là con gia đình giàu có trong làng


C. Tên “Thị Mầu”, “con gái phú ông” - cung cấp thông tin đầy đủ để Tiểu Kính ghi vào tờ sớ đọc khi cúng lễ

D. “Tuôi vừa đôi tám”, “chưa chồng” - thể hiện sự lả lơi, sĩ mê dành cho Tiểu Kính

Câu 4: So với ca dao, câu hát ghẹo Tiểu Kính “Trúc xinh trúc mọc sân đình / Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!” có gì khác? Vì sao Thị Mầu lại cố tình hát khác như vậy?

Câu 5: (Câu hỏi 1, SGK) Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?

Câu 6: (Câu hỏi 2, SGK) Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhận vật này?

Câu 7: (Câu hỏi 3, SGK) Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:

Tiếng đế

Lời đáp của Thị Mầu

- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi!

- Có ai như mày không?

- Dơ lắm! Mầu ơi!

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.

- Kệ tao.

- Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ!

Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?

Câu 8: (Câu hỏi 5, SGK) Em biết những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính?

II. Bài tập tiếng Việt 

Câu 1: (Bài tập 1, SGK) Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau:

a) Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.

b) Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.

c) Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

 

d) Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

 

Câu 2: (Bài tập 2, SGK) Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa, lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

a) Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một trong những tác phẩm tuyệt tác.

b) Mắc mưu Thị Hến, con đường hoạn lộ làm quan của Huyện Trìa thế là liệu có chấm hết?

c) Bạn ấy đại diện thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.

d) Đó là bức tối hậu thư cuối cùng mà cảnh sát đưa ra cho nhóm tội phạm đang lẩn trốn.

 

Câu 3: Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa và lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

a) Chị ấy đúng là một trong những người phụ nữ quá lẳng lơ nhất trong làng.

b) Qua tiểu thuyết này, cả hai nhân vật đều phải chịu một cái chết khổ đau, chết giãy đành đạch.

c) Nguyên nhân sở dĩ tại sao em chưa nộp bài viết về văn bản Mắc mưu Thị Hến là do vì chiều qua em vắng cho nên em không biết hôm nay phải nộp bài.

d) Sông Hương là một trong những thắng cảnh đẹp của xứ Huế.

e) Theo tôi, anh chưa vội công bố công khai kết quả cuộc họp công ty chiều hôm qua cho mọi người biết.

Câu 4: Theo em, các từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng gì? Hãy tìm những từ đồng nghĩa có thể thay thế các từ in đậm trong đoạn văn.

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.”.

(Đặng Thai Mai)

Câu 5: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn và điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Văn học Việt Nam mang những đặc điểm cơ bản: tính Đảng, tính dân tộc và tính ................... (công chúng, quần chúng, đại chúng).

b) ..................... (Nhan đề, Đầu đề, Chủ đề) thảo luận của bài học hôm nay là tình yêu quê hương, đất nước trong thơ hiện đại Việt Nam.

c) Trong nghiên cứu và trong cuộc sống, một người giàu trí......................... thì rất cần nhưng giàu trí .......................... thì không hay (tưởng tượng, tưởng bở).

d) Ông ấy phải ăn ở, cư xử với hàng xóm ....................... (hoàn hảo, hoàn chỉnh, hoàn toàn, trọn vẹn) nghĩa tình như thế nào thì người ta mới trân trọng đến thế!

Câu 6: Vì sao không thể thay thế từ Hán Việt bằng từ thuần Việt đồng nghĩa trong những trường hợp dưới đây?

a) Trong trận đấu giữa đội tuyển Ý và đội tuyển Pháp, hàng trăm khán giả đánh nhau.


b) Người ta thường nói: “Họa sĩ đẹp vẽ xấu, hoạ sĩ xấu vẽ đẹp.”.

c) Mộng 8 tháng Ba là Ngày Quốc tế Phụ nữ.

d) Ngài Tổng thống và phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam trong năm tới.

III. Bài tập viết

Câu 1: Những thói quen, quan niệm nào sau đây cần phải thay đổi, từ bỏ? Vì sao?

- Hút thuốc lá

- Trì hoãn trong công việc

- Đọc sách hằng ngày

- Chi tiêu không có kế hoạch

- Làm việc tuỳ hứng

- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác

- Lãng phí thời gian

- Luôn phán xét người khác

- Chọn nghề kiếm được nhiều tiền

- Không chơi với những người học kém

- Có tiền là có tất cả

 

- Dám chịu trách nhiệm về bản thân

Pages

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Ngữ Văn 10 cánh diều, giải vở bài tập, Giải SBT bài 3: Kịch bản chèo và tuồng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn SBT cánh diều ngữ văn 10 bài 3: Kịch bản chèo và tuồng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn SBT ngữ văn 10 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận