Soạn SBT cánh diều ngữ văn 10 bài 1: Thần thoại và sử thi

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 1: Thần thoại và sử thi, trang 9 ngữ văn 10 tập 1 bộ sách cánh diều. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

I. Bài tập đọc hiểu

Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp)

Câu 1: Phương án nào dưới đây nêu đúng trình tự những sự kiện chính trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng?

A. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường ⇒ giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê ⇒ giải thoát cho thần Prô-mê-tê ⇒ giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát ⇒ đấu trí với thần Át-lát để lấy được những quả táo vàng

B. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường ⇒ giải thoát cho thần Prô-mê-tê ⇒ giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát ⇒ đấu trí với thần Át-lát ⇒giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê để lấy được những quả táo vàng

C. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường ⇒ giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê ⇒ giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát ⇒ giải thoát cho thần Prô-mê-tê ⇒ đấu trí với thần Prô-mê-tê để lấy được những quả táo vàng

D. Hê-ra-clét đi từ châu Âu sang châu Á để hỏi đường ⇒ giải thoát cho thần Prô-mê-tê ⇒ giơ lưng chống đỡ bầu trời thay thần Át-lát ⇒ đấu trí với thần Át-lát ⇒ giao đấu với gã khổng lồ Ăng-tê để lấy được những quả táo vàng

 

Câu 2: Nội dung nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của khu vườn có cây táo vàng?

A. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được gã khổng lồ độc ác Ăng-tê và con rồng La-đông có một trăm cái đầu ngày đêm trông coi

B. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được hai cha con thần Chiến tranh A-rét và ba chị em tiên nữ Chiều Hôm ngày đêm cùng trông coi

C. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được thần Prô-mê-tê và con rồng La-đông có một trăm cái đầu ngày đêm cùng trông coi

D. Một khu vườn thâm nghiêm ở gần nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời, được con rồng La-đông có một trăm cái đầu và ba chị em tiên nữ Chiều Hôm ngày đêm cùng trông coi

Câu 3: Vì sao khi giao đấu, hễ chân Ăng-tê chạm đất thì sức mạnh lại tăng thêm?

A. Vì Ăng-tê là vị thần bất khả chiến bại

B. Vì Ăng-tê chuyên ăn thức ăn là thịt sư tử

C. Vì Ăng-tê được thần Đất Mẹ Gai-a truyền cho sức mạnh

D. Vì Ăng-tê là con trai của thần Dớt - vị thần tối cao của thế giới

Câu 4: Nội dung nào dưới đây nói đúng một số chi tiết hoang đường, tưởng tượng trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng?

A. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bắt khả chiến bại của hai cha con thần Chiến tranh A-rét trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê

B. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bất khả chiến bại của Ăng-tê trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê

C. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bắt khả chiến bại của thần Át-lát trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Prô-mê-tê

D. Con rồng La-đông có một trăm cái đầu, sức mạnh bật khả chiến bại của thần Prô-mê-tê trong giao đấu mỗi khi chân chạm đất, buồng gan bất tử của Ăng-tê

Câu 5: Hê-ra-clét thuộc kiểu nhân vật nào dưới đây?

A. Kiểu nhân vật thần, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và sự biến hoá

B. Kiểu nhân vật anh hùng, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và cảm xúc

C. Kiểu nhân vật thần, hội tụ vẻ đẹp của yếu tố hoang đường và thần thánh

D. Kiểu nhân vật anh hùng, hội tụ vẻ đẹp của sức mạnh và trí tuệ

Câu 6: Đọc văn bản, em cảm nhận được tình cảm gì của người kể chuyện đối với nhân vật Hê-ra-clét?

Câu 7: Theo em, thông điệp mà văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng muốn gửi đến người đọc là gì?

Câu 8: (Câu hỏi 4, SGK(*) ) Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lí giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo em, ngày nay câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn sức hấp dẫn không? Tại sao?

Câu 9: (Câu hỏi 5, SGK) Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời về chi tiết, hình ảnh đó.

Câu 10: (Câu hỏi 6, SGK) Từ đoạn trích trên, em hãy giải thích ý nghĩa của các điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Prô-mê-tê bị xiềng.

Chiến Thắng Mtao Mxây

Câu 1: Đăm Săn giao đấu với Mtao Mxây vì mục đích:

A. Trả thù cho người thân yêu trong gia đình

B. Giành lại vợ cho hạnh phúc cá nhân

C. Giành lại vợ và bảo vệ cuộc sống của buôn làng

D. Vì sự sống bình yên của buôn làng

Câu 2: Thông tin nào dưới đây nêu đúng những sự kiện chính trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây?

A. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây giao đấu để giải cứu vợ, dân làng mở tiệc ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn

B. Dân làng Mtao Mxây tự nguyện đi theo Đăm Săn, cộng đồng mở tiệc ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn

C. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây giao đấu, ông Trời cứu giúp cho Đăm Săn

D. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây giao đấu, dân làng tổ chức tang ma cho Mtao Mxây

Câu 3: Nhân vật Đăm Săn được miêu tả qua những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào?

A. So sánh, nhân hoá

B. Ấn dụ, so sánh

C. Ấn dụ, phóng đại

D. So sánh, phóng đại

Câu 4: Phương án nào dưới đây nêu đúng đề tài, chủ đề của văn bản Chiến thắng Mtao Mxây?

A. Sử thi anh hùng, ca ngợi bản sắc văn hoá của cộng đồng người Tây Nguyên

B. Sử thi anh hùng, ca ngợi người anh hùng dũng cảm chiến đầu vì danh dự và hạnh phúc của cộng đồng

C. Sử thi anh hùng, ca ngợi sức mạnh thần kì của người anh hùng Đăm Săn

D. Sử thi anh hùng, ca ngợi sự chiến thắng của cái thiện và khẳng định ông Trời luôn bảo vệ cái thiện

Câu 5: Những phương án nào dưới đây là lời người kể chuyện trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây?

A. Thế là Mtao Mxây phải đi ra. Bà con xem, khiên hắn tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng.

B. Khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó, nghe!

C. Đến lúc này, Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông Trời.

D. Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?

Câu 6: Chỉ ra những chi tiết hoang đường trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây.

Câu 7: Liệt kê những chi tiết miêu tả vẻ đẹp khác thường của nhân vật Đăm Săn.

Câu 8: Màu sắc văn hoá Tây Nguyên được thể hiện qua những chi tiết nào trong văn bản Chiến thắng Mtao Mxây)

Câu 9: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy làm sáng tỏ một đặc điểm nổi bật của thể loại sử thi được thể hiện trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây.

Câu 10: (Câu hỏi 5, SGK) Phân tích một số câu nói và hành động của dân làng trước chiến thắng của Đăm Săn để làm rõ tình cảm của cộng đồng đối với người anh hùng.

Câu 11: (Câu hỏi 6, SGK) Đoạn trích phản ánh và ca ngợi điều gì? Điều ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?

 

Thần trụ trời 

Câu 1: Thần Trụ trời xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) nào?

A. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; trời đất là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo

B. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; chỉ có thần Trụ trời và Ngọc Hoàng

C. Thuở trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo; chỉ có một mình Ngọc Hoàng

D. Thuở chưa có vũ trụ, chưa có con người và muôn vật; chỉ có thần Trụ trời và thần Gió

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng sự kiện chính trong truyện Thần Trụ trời?

A. Thần Trụ trời đào đất, đá để tạo thành biển cả

B. Thần Trụ trời đội trời lên, đào đất, đá đắp thành một cái cột to để chống trời

C. Thần Trụ trời ném đất, đá văng khắp nơi để tạo thành đồi, núi

D. Thần Trụ trời phân công Ngọc Hoàng cai quản mọi việc trên trời, dưới đất

Câu 3: Theo văn bản, phương án nào dưới đây miêu tả đúng “hình dạng” của thần Trụ trời?

A. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng tay làm cột chống trời

B. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng đầu đập vỡ cột chống trời

C. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia

D. Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, thần dùng tay phân chia ranh giới trời và đất

Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng hành động của thần Trụ trời?

A. Một mình cầy cục đắp trời như cái bát úp

B. Một mình cầy cục phân chia ranh giới trời và đất

C. Một mình cầy cục đắp mặt đất phẳng như cái mâm vuông

D. Một mình cầy cục đắp cột đá để chống trời

Câu 5: Phương án nào dưới đây nói đúng bảy vị thần được liệt kê trong bài vè ở cuối truyện?

A. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông đào sông, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời

B. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông tạo gió, ông trồng cây, ông xây rú, ông trụ trời

C. Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông tạo gió, ông tạo sét, ông xây rú, ông trụ trời

D.Ông đếm cát, ông tát biển, ông kể sao, ông nghiền cát, ông tạo sấm, ông xây rú, ông trụ trời

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng kiểu nhân vật trong truyện Thần Trụ trời?

A. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và có trí nhớ siêu phàm

B. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và sức mạnh siêu nhiên

C. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và tình cảm phong phú

D. Nhân vật thần có hình dạng khổng lồ và tính cách mạnh mẽ

Câu 7: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện Thần Trụ trời.

Câu 8: (Câu hỏi 2, SGK) Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Câu 9: (Câu hỏi 3, SGK) Truyện Thần Trụ trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

Pages

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Ngữ Văn 10 cánh diều, giải vở bài tập, Giải SBT Bài 1: Thần thoại và sử thi
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn SBT cánh diều ngữ văn 10 bài 1: Thần thoại và sử thi . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn SBT ngữ văn 10 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận