Soạn SBT cánh diều ngữ văn 10 bài 2: Thơ đường luật

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 2: Thơ đường luật, trang 22 ngữ văn 10 tập 1 bộ sách cánh diều. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

 

Giải đáp câu hỏi và bài tập

I. Bài tập đọc hiểu

Cảm xúc mùa thu

Câu 1: (Câu hỏi 1, SGK) Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảm xúc mùa thu.


Câu 2: (Câu hỏi 3, SGK) Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biệt? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?

 

Câu 3: Chỉ ra cách gieo vần và phép đối được thể hiện trong bài thơ Đường luật Cảm xúc mùa thu.

 

Câu 4: Từ ngữ nào trong câu thơ “Cô chu nhất hệ cố viên tâm” chưa được chuyển tải thành công qua bản dịch thơ?

A. Cô chu

B. Nhất hệ

C. Cố viên tâm

D. Cả A và B

Câu 5: Bức tranh cảnh thu trong bài thơ đã thể hiện tình thu như thế nào?

A. Thể hiện tâm trạng lo lắng cho tình hình loạn lạc của đất nước

B. Thể hiện nỗi buồn nhớ quê hừơng

C. Thể hiện niềm thương cảm gia đình và bản thân khi phải sống tha hương

D. Cả A, B, C

Câu 6: (Câu hỏi 4, SGK) Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?

Câu 7: Chỉ ra sự nhất quán giữa chủ để, nhan đề, nội dung cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm.

Câu 8: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cảm xúc mùa thu

(Thu hứng, bài 4)

(Đỗ Phủ)

Phiên âm:

Văn đạo Trường An tự dịch kì,

Bách niên thế sự bất thăng bị!

Vương hầu đệ trạch giai tân chủ,

Văn vũ y quan dị tích thì.

Trực bắc quan san kim cổ chân,

Chinh tây xa mã vũ thư trì!

Ngư long tịch mịch thu giang lãnh,

Có quốc bình cư hữu sở tư.

Dịch nghĩa:

Nghe nói đất Trường An(1) như bàn cờ,

Chuyện đời trăm năm buồn thương khôn xiết.

Nhà cửa của công hầu đều có chủ mới,

Áo mũ các quan văn võ đã khác ngày xưa.

Biên cương phía bắc vang tiếng trống đồng,

Xe ngựa miền tây(2) dong ruồi thư lông(3)

Cá rồng vắng vẻ trên sông thu lạnh lùng,

Có lúc chợt nhớ cảnh đất nước yên lành ngày trước.

(1) Trường An: kinh đô nhà Đường (Trung Quốc).

(2) Miền bắc đang có loạn, miễn tây có giặc Thổ Phồn, quân đội nhà Đường phải đi đánh dẹp vất vả.

(2) Thư lông: tờ thư, hịch có cài lông chim

Dịch thơ:

Nghe nói Trường An rối cuộc cờ,

Trăm năm sự thế đã buồn chưa.

Vương hầu dinh thự thay ngôi chủ,

Văn vũ cân đai khác bấy giờ.

Bắc ngóng ải đèo inh trống trận,

Tây dong xe ngựa rộn đường thư.

Cá rồng vắng vẻ sông thu lạnh,

Nước cũ ngày nao cứ tưởng mơ.”.

(KHƯƠNG HỮU DỤNG dịch, Thơ Đỗ Phủ, NXB Văn học, Hà Nội, 1962)

a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.

b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến nội dung được phản ánh trong bài Cảm xúc mùa thu (bài 1)?

c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trước hiện thực mà bài thơ phản ảnh?

d) Hãy tìm các tiếng mang vần trong phần Phiên âm bài thơ. Chỉ ra các phép đối và tác dụng của chúng trong hai câu thực và hai câu luận ở phân Dịch nghĩa.

Tự tình

Câu 1: Qua một số hình ảnh, từ ngữ trong bài thơ Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương, hãy xác định thời gian mà chủ thể trữ tình thổ lộ tâm sự của mình.

Câu 2: Phương án nào sau đây chỉ ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương?

A. Trong trẻo, nhẹ nhàng

B. Phóng khoáng, bay bồng

C. U huyền, cô tịch

D. Mạnh mẽ, quyết hệt

Câu 3: Câu nào sau đây không chỉ ra vẻ đẹp nghệ thuật của bài Tự tình (bài 2)?

A. Việc sử dụng vần trong bài thơ là hết sức độc đáo.

B. Sự vận động của tứ thơ đi từ tả cảnh đến bộc lộ tâm tình.

C. Nhà thơ đã kết hợp bút pháp kì ảo và hiện thực trong miêu tả cảnh vật.

D. Trong bài thơ, việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ là hết sức táo bạo và mới mẻ.

 

Câu 4: (Câu hỏi 2, SGK) Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Câu 5: (Câu hỏi 3, SGK) Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện như thế nào?

Câu 6: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình?

Câu 7: Theo em, cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong tác phẩm Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương có gì khác với 2 bài thơ Đường luật đã được học?

Câu 8: Lựa chọn và phân tích một số hình ảnh tiêu biểu để thấy được sự đối lập giữa cảnh và tình được Hồ Xuân Hương thể hiện trong bài thơ.

Câu 9: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(HỒ XUÂN HƯƠNG)

Chiếc bách(1) buồn vì phận nổi nênh,

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

Dong lèo(2) thây kẻ rắp xuôi ghènh.

Ấy ai thăm ván(3) cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.”.

(Thơ Hô Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)

(1) Chiếc bách: chiếc thuyên, mảnh thuyền:?

(2) Lèo: dây buộc từ cánh buôm đến chỗ lái để điều khiển cho buồm hứng gió.

(1) Thăm ván: xuất phát từ thành ngữ thăm ván bán thuyền, chỉ người thay lòng đổi dạ một cách nhanh chóng, vừa quen người mới đã phụ bạc người cũ, giống như người vừa biết có ván (gỗ đóng thuyền) tốt đã tính bán chiếc thuyền đang dùng.

a) Xác định thể loại và bố cục của bài thơ.

b) Bài thơ viết về điều gì? Điều ấy có liên quan gì đến vấn đề được phản ánh trong bài thơ Tự tình (bài 2) đã được học ở sách Ngữ văn 10?

c) Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

d) Hãy phân tích để thấy được nghệ thuật so sánh mà Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ.

Câu cá mùa thu

Câu 1: (Câu hỏi 1, SGK) Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Câu cá mùa thu. Xác định bố cục của bài thơ.

Câu 2: Xác định chủ đề bài thơ và cho biết nhan đề Câu cá mùa thu có liên hệ gì đến chủ đề đó?

 

Câu 3: Hãy phân tích để thấy được việc sử dụng vần đã góp phần tạo nên giá trị bài thơ.

Câu 4: Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào? Hãy phân tích để thuyết phục mọi người về cách hiểu của em.

Câu 5: (Câu hỏi 2, SGK) Chủ thể trữ tình đã quan sát cảnh vật từ những góc độ nào? Phân tích các hình ảnh và từ ngữ trong bài thơ để thấy được nét đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

Câu 6: (Câu hỏi 3, SGK) Em có nhận xét gi về không gian được khắc hoạ trong bài thơ? Không gian ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống, tâm trạng của nhà nho ẩn dật Nguyễn Khuyến?

Câu 7: (Câu hỏi 4, SGK) Qua bài Câu cá mùa thu, em hiểu gì về tình cảm, nỗi lòng của Nguyễn Khuyến?

Câu 8: Hãy so sánh để chỉ ra một điểm giống nhau giữa bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến và Cảm xúc mùa thu (bài 1) của Đỗ Phủ.

Câu 9: Em hãy xác định luật bằng trắc trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến bằng cách điền bằng (B), trắc (T) vào ô trống tương ứng với mỗi tiếng theo bảng sau:

Thứ tự tiếng

1

2

3

4

5

6

7

Câu 1

Ao

thu

lạnh

lẽo

nước

trong

veo

B

B

T

T

T

B

B

II. Bài tập tiếng Việt

Câu 1: Cách sắp xếp trật tự từ trong các ngữ liệu dưới đây thể hiện ý nghĩa và sắc thái biểu cảm khác nhau như thế nào?

a) Anh về bao giờ?

Bao giờ anh về?

b) Bức tranh ấy rất đẹp.

 

Bức tranh rất đẹp ấy

c) Đau đớn thay phận đàn bà! (Nguyễn Du)

Phận đàn bà đau đớn thay!

d) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đổi chè, đồng xanh ngào ngạt. (Tố Hữu)

Câu 2: (Bài tập 2, SGK) Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các câu sau:

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cá mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến nổi tiếng.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế xã như răng, mắt.

d) Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Câu 3: (Bài tập 3, SGK) Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a) Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

b) Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ máy nhà.

(Bà Huyện Thanh Quan)

c) Lao xao chợ cả làng ngư phủ,

Đăng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

(Nguyễn Trãi)

d) Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

(Trần Tế Xương)

Câu 4: Khảo sát và sưu tầm một số lỗi về dùng từ, trật tự từ trên báo mạng hiện nay. Phân tích nguyên nhân lỗi và đề xuất cách sửa cho từng trường hợp.

Pages

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT Ngữ Văn 10 cánh diều, giải vở bài tập, Giải SBT bài 2: Thơ đường luật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn SBT cánh diều ngữ văn 10 bài 2: Thơ đường luật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn SBT ngữ văn 10 tập 1 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Diễm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận