Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 9: Đọc 4 - Buổi sáng đi học

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 9: Đọc 4 - Buổi sáng đi học của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 9: TÀI SẢN VÔ GIÁ

ĐỌC 4: BUỔI SÁNG ĐI HỌC

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Buổi sáng đi học do ai sáng tác?

  1. Bích Ngọc.
  2. Tố Hữu.
  3. Trần Quốc Toàn.
  4. Xuân Quỳnh.

 

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ năm chữ.
  3. Thơ bốn chữ.
  4. Thơ tự do.

 

Câu 3: Bài thơ Buổi sáng đi học có mấy khổ thơ?

  1. 3 khổ.
  2. 4 khổ.
  3. 5 khổ.
  4. 6 khổ.

 

Câu 4: Mỗi sáng, bạn nhỏ làm những gì để chuẩn bị đến trường?

  1. Đánh răng, bím tóc.
  2. Ăn sáng, soạn sách.
  3. Chải đầu, ăn sáng.
  4. Rửa mặt, thay quần áo.

 

Câu 5: Bạn nhỏ thấy con đường đến trường của mình như thế nào?

  1. Đường khó đi.
  2. Đường quen lối thuộc.
  3. Đường ngập nước.
  4. Đường toàn ổ gà.

 

Câu 6: Từ tinh sương trong bài có nghĩa gì?

  1. Long lanh.
  2. Rất muộn.
  3. Rất sớm.
  4. Lấp lánh.

 

Câu 7: Bạn nhỏ xuất phát từ lúc nào?

  1. Tinh sương.
  2. Mặt trời lên cao.
  3. Gà gáy.
  4. Nửa đêm.

 

Câu 8: Đích cuộc đua “ma ra tông” mỗi sáng của bạn nhỏ nằm ở đâu?

  1. Lớp học.
  2. Cổng trường.
  3. Sân trường.
  4. Ngã tư.

 

Câu 9: Buổi chào cờ được miêu tả như thế nào?

  1. Cả trường đều đứng nghiêm.
  2. Cả trường đều mặc đúng đồng phục.
  3. Cả trường cùng hòa giọng hát quốc ca.
  4. Cả trường đều vui vẻ.

 

Câu 10: Khi cô giáo kiểm tra bài cũ thì cả lớp như thế nào?

  1. Cả lớp đều ngồi im.
  2. Cả lớp đều chưa thuộc bài.
  3. Cả lớp đều hăng hái.
  4. Cả lớp cùng giơ tay.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Câu thơ “Đèn xanh mấy ngã tư / Dõi nhìn theo từng bước.” được hiểu như thế nào?

  1. Đèn xanh thì bạn nhỏ mới được sang đường.
  2. Bạn nhỏ phải đợi đèn xanh rất lâu.
  3. Bạn nhỏ phải chú ý đèn xanh để qua ngã tư.
  4. Bạn nhỏ không sang đường được vì đèn không chuyển sang xanh.

 

Câu 2: Vì sao bạn nhỏ ngày càng thêm yêu bản thân?

  1. Vì bạn nhỏ cảm thấy tự tin về bản thân.
  2. Vì bạn nhỏ thấy mình xinh đẹp, sạch sẽ.
  3. Vì bạn nhỏ thấy yêu đời.
  4. Vì bạn nhỏ được các bạn khen xinh.

 

Câu 3: Nội dung của bài thơ là gì?

  1. Ca ngợi sự chăm chỉ đến trường của bạn nhỏ.
  2. Kể về quá trình dậy sớm đi học của bạn nhỏ.
  3. Thể hiện niềm vui khi đến trường mỗi sáng của bạn nhỏ.
  4. Cuộc thi chạy ma ra tông mỗi sáng của bạn nhỏ.

 

Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?

  1. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
  2. Tình cảm, tha thiết.
  3. Vui tươi, hồn nhiên.
  4. Hào hứng, dồn dập.

 

Câu 5: Em hiểu câu thơ “Ma ra tông” mỗi sáng như thế nào?

  1. Bạn nhỏ tung tăng đến trường.
  2. Bạn nhỏ chạy ma ra tông mỗi sáng.
  3. Sáng nào bạn nhỏ cũng có cuộc thi chạy.
  4. Bạn nhỏ phải tập thể dục mỗi sáng.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua bài thơ?

  1. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui.
  2. Đi học rất vất vả.
  3. Đến trường như một cuộc chạy đua.
  4. Phải biết trân trọng những gì mình đang có.

 

Câu 2: Em cảm thấy bạn nhỏ trong bài thơ là người như thế nào? 

  1. Thích thú khi được đến trường.
  2. Biết yêu thương, chăm sóc bản thân mình.
  3. Hồn nhiên, yêu đời.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Tìm động từ trong câu Miệng hát và chân sải?

  1. Miệng.
  2. Hát.
  3. Sải.
  4. Cả B và C.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài thơ nào dưới đây cũng nói về niềm vui đến trường vào buổi sáng của các bạn nhỏ?

  1. Tuổi ngựa của Xuân Quỳnh.
  2. Điều kì diệu của Huỳnh Mai Liên.
  3. Gặt chữ trên non của Bích Ngọc.
  4. Cả A và C.

 

Câu 2: Em học được điều gì qua bài thơ này?

  1. Cần phải biết yêu thương, quý trọng mọi người xung quanh mình.
  2. Phải biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ, yêu thương bản thân mình và năng động đến trường.
  3. Chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ nhau, biết hi sinh vì nhau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. C

2. B

3. C

4. A

5. B

6. C

7. A

8. B

9. C

10. D

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. C

2. B

3. C

4. C

5. A

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. A

2. D

3. D

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1. C

2. B

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 9: Đọc 4 - Buổi sáng đi học, trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 9: Đọc 4 - Buổi sáng đi học . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận