Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 18: Viết 6 - Thuật lại một việc được chứng kiến hoặc tham gia (Cấu tạo của bài văn)

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 18: Viết 6 - Thuật lại một việc được chứng kiến hoặc tham gia (Cấu tạo của bài văn) của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CHUNG

BÀI 18: VÌ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

VIẾT 6: THUẬT LẠI MỘT VIỆC ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA (CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN)

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia là gì?

  1. Là kể lại một sự việc có thật mà người thuật chuyện được chứng kiến (nhìn, xem) hoặc trực tiếp tham gia.

  2. Là kể lại một sự việc được tưởng tượng ra, người thuật lại không trực tiếp tham gia vào câu chuyện.

  3. Là kể lại một câu chuyện trong quá khứ mà người kể được tham gia vào toàn bộ câu chuyện.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Có thể thuật lại sự việc theo trình tự nào?

  1. Thời gian.

  2. Không gian.

  3. Đáp án A và B.

  4. Đảo ngược.

 

Câu 3: Người kể chuyện xưng hô như thế nào?

  1. Chỉ xưng hô ở vị trí cao hơn người đọc.

  2. Chỉ xưng hô ở vị trí thấp hơn người đọc.

  3. Có thể xưng hô là tôi hoặc em, mình.

  4. Chỉ xưng hô ngang hàng với người đọc.

Câu 4: Sự việc được thuật lại là sự việc như thế nào?

  1. Sự việc xảy ra trong quá khứ.

  2. Sự việc có thật.

  3. Sự việc được tưởng tượng ra.

  4. Sự việc được xảy ra trong tương lai.

 

Câu 5: Người thuật lại sự việc là người như thế nào?

  1. Là người được chứng kiến toàn bộ sự việc.

  2. Là người tham gia vào sự việc.

  3. Đáp án A và B.

  4. Là người tưởng tượng ra câu chuyện.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Khi cần thuật lại một tiết học em cần xác định những gì?

  1. Tiết học đó là tiết học nào?

  2. Mọi người làm gì trong sự việc đó?

  3. Trong sự việc đó, có chuyện gì khiến em nhớ nhất? và cảm nghĩ của em như thế nào?

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Khi thuật lại một tiết học của em, em cần thuật lại theo trình tự nào?

  1. Trình tự thời gian.

  2. Trình tự diễn ra một tiết học.

  3. Cả A và B.

  4. Trình tự đảo ngược thời gian.

 

Câu 3: Khi thuật lại một tiết học của em, người thuật lại xưng hô như thế nào?

  1. Em.

  2. Tôi.

  3. Mình.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Khi thuật lại một cuộc thi thể thao mà em tham gia, em cần thuật lại theo trình tự nào?

  1. Trình tự sau khi và trước khi diễn ra cuộc thi.

  2. Thuật lại theo trình tự thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cuộc thi.

  3. Chỉ thuật lại từ lúc các đội ghi điểm.

  4. Chỉ thuật lại kết quả của cuộc thi thể thao.

 

Câu 5: Khi thuật lại một tham quan bảo tang mà em tham gia, em cần thuật lại theo trình tự nào?

  1. Trình tự không gian từ ngoài vào trong của bảo tang.

  2. Trình tự thời gian diễn ra buổi tham quan bảo tang.

  3. Cả A và B.

  4. Chỉ thuật lại trình tự vào trong tham quan bảo tang.

 

II. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Kết thúc học kì I, kết quả học tập của em rất cao. Vì vậy, bố mẹ đã thưởng cho em một chuyến đi chơi. Cuối tuần này, gia đình em sẽ ra thủ đô Hà Nội.

 

Trước đó, mẹ đã mua sắm và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho chuyến đi. Sáng hôm sau, em thức dậy vào lúc sáu giờ sáng. Mọi người trong gia đình cùng nhau ăn sáng. Xe đến đón vào lúc bảy giờ.

Trên đường đi, em ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Khoảng hơn một tiếng là tới thủ đô Hà Nội. Đường phố ở đây thật đông đúc, tấp nập. Hai bên đường là những cửa hàng thật to lớn, đẹp đẽ. Đầu tiên, em sẽ được đến viếng lăng Bác. Đến nơi, em cảm thấy rất háo hức. Xung quanh lăng Bác, rất nhiều chú bộ đội mặc quân phục màu trắng đang đứng gác.

Rất nhiều người đang đứng xếp hàng để vào trong lắng. Em và bố mẹ cũng xếp vào dòng người đó. Khoảng mười lăm phút, em đã được vào trong lăng. Bên trong khá lạnh. Khi nhìn thấy Bác Hồ nằm đó, em vô cùng xúc động. Thật khó để diễn tả cảm xúc trong em lúc này. Khuôn mặt Bác thật hiền từ, rất giống với trong bức ảnh được treo trong lớp học. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Bác nằm đó giống như chỉ đang ngủ vậy.

Ra ngoài lăng Bác, em được đến thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc và bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời của Bác. Tại đây, em được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác. Nghe xong, em càng thêm cảm phục và yêu mến Bác Hồ.

Em cảm thấy chuyến tham quan này thật ý nghĩa. Em đã hiểu thêm nhiều về Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

 

Câu 1: Mở bài của bài văn trên có tác dụng gì?

  1. Nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi.

  2. Giới thiệu về chuyến tham quan mà em cảm thấy nhớ mãi.

  3. Nêu hoàn cảnh của chuyến đi.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Diễn biến của chuyến đi tham quan như thế nào?

  1. Trước chuyến đi chuẩn bị những vật dụng cần thiết.

  2. Trong chuyến đi, miêu tả sự việc nổi bật diễn ra của chuyến, những kỉ niệm diễn ra.

  3. Đáp án A và B.

  4. Nêu suy nghĩ về chuyến đi.

 

Câu 3: Người thuật lại câu chuyện trên xưng hô là gì?

  1. Mình.

  2. Em

  3. Tớ.

  4. Con.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài văn trên được kể theo trình tự như thế nào?

  1. Trình tự thời gian và trình tự một cuộc viếng thăm lăng bác trước khi đến lăng Bác, trong khi vào lăng Bác và khi ra về.

  2. Theo trình tự thời gian đảo ngược.

  3. Theo trình tự cảm xúc của tác giả.

  4. Theo trình tự không gian xa đến không gian gần.

 

Câu 2: Kết bài của bài văn trên có tác dụng gì?

  1. Nêu cảm nghĩ về chuyến đi và khẳng định giá trị của chuyến đi thăm quan.

  2. Giới thiệu về chuyến đi.

  3. Nêu diễn biến của chuyến đi.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

1.A

2.C

3.C

4.B

5.C

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1.D

2.C

3.D

4.B

5.C

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1.D

2.C

3.B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1.A

2.A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 18: Viết 6 - Thuật lại một việc được chứng kiến hoặc tham gia (Cấu tạo của bài văn), trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 18: Viết 6 - Thuật lại một việc được chứng kiến hoặc tham gia (Cấu tạo của bài văn) . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận