Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 18: Viết 2 - Thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 18: Viết 2 - Thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CHUNG

BÀI 18: VÌ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

VIẾT: LUYỆN TẬP THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC ĐƯỢC CHỨNG KIẾN THAM GIA

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Khi viết bài văn thuật lại một sự việc được chứng kiến sau khi quan sát em cần làm gì?

  1. Ghi chép các sự việc.

  2. Sắp xếp lại các ý.

  3. Loại bỏ những ý không cần thiết.

  4. Đáp án B và C.

 

Câu 2: Khi lập dàn ý chúng ta cần chú ý những gì?

  1. Gạch ra các ý không viết thành đoạn văn.

  2. Gạch ra các ý của ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

  3. Sắp xếp lại các ý theo trình tự.

  4. Tất cả các đáp án trên. 

 

Câu 3: Mở bài của dàn ý thuật lại sự việc được chứng kiến hoặc tham gia có tác dụng gì?

  1. Nêu cảm nghĩ của em.

  2. Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

  3. Diễn biến sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Thân bài của dàn ý khi viết bài văn thuật lại một sự kiện chứng kiến hoặc tham gia?

  1. Nêu cảm nghĩ của em.

  2. Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

  3. Diễn biến sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Kết bài của dàn ý khi viết bài văn thuật lại một sự kiện chứng kiến hoặc tham gia?

  1. Nêu cảm nghĩ của em.

  2. Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

  3. Diễn biến sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Khi viết dàn ý của một cuộc thi thể thao phần diễn biến cần lưu ý gì?

  1. Kể các hoạt động theo trình tự thời gian.

  2. Kết quả của cuộc thi.

  3. Đáp án A và B.

  4. Nêu cảm nghĩ về cuộc thi.

 

Câu 2: Khi viết dàn ý của một buổi tham quan bảo tang, mở bài có tác dụng gì?

  1. Nêu cảm nghĩ về buổi tham quan.

  2. Kể trình tự của buổi tham quan.

  3. Nêu diễn biến của buổi tham quan.

  4. Giới thiệu buổi tham quan.

 

Câu 3: Khi viết dàn ý giới thiệu một tiết học kết bài có tác dụng gì?

  1. Nêu cảm nghĩ về tiết học.

  2. Kể trình tự của tiết học.

  3. Nêu diễn biến của tiết học.

  4. Giới thiệu về tiết học.

 

Câu 4: Dòng nào phù hợp với dàn ý khi thuật lại buổi đi tham quan?

  1. Chuyển đi tham quan cùng ai? Ở đâu?

  2. Giới thiệu về tiết học.

  3. Giới thiệu về cuộc thi thể thao.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Dòng nào phù hợp với dàn ý khi thuật lại diễn biến một cuộc biểu diễn văn nghệ?

  1. Giới thiệu về cuộc thi thể thao.

  2. Kết quả của cuộc biểu diễn.

  3. Kết quả của tiết học.

  4. Tất cả các đáp án trên. 

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc dàn ý sau và trả lời câu hỏi.

  1. Thân bài

  2. Khái quát về chuyến đi

- Hoàn cảnh:

 

  • Thời gian?

  • Địa điểm?

  • Nhân dịp gì?

 

- Chuyến tham quan cùng với: người thân, bạn bè, thầy cô…

  1. Diễn biến của chuyến tham quan

- Trước chuyến đi: Chuẩn bị đồ dùng cần thiết, Đi ngủ thật sớm; Đến điểm tập trung và lên xe…

- Trong chuyến đi:

 

  • Di chuyển mất bao lâu?

  • Miêu tả đôi nét về điểm đến.

  • Những sự kiện nổi bật diễn ra.

  • Kỉ niệm sâu sắc trong chuyến đi.

 

- Suy nghĩ, cảm xúc sau chuyến đi: vui vẻ, hạnh phúc, mong đợi chuyến đi tiếp theo.

Câu 1:  Dàn ý trên thiếu những phần nào?

  1. Thân bài.

  2. Mở bài.

  3. Kết bài.

  4. Đáp án B và C.

 

Câu 2: Dòng nào dưới đây bổ sung mở bài cho dàn ý trên.

  1. Giới thiệu về chuyến tham quan mà em cảm thấy nhớ mãi.

  2. Khẳng định lại giá trị của những chuyến tham quan đối với mỗi người, đặc biệt là với học sinh.

  3. Diễn biến của chuyến tham quan.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Dòng nào dưới đây bổ sung phần kết bài cho dàn ý trên?

  1. Giới thiệu về chuyến tham quan mà em cảm thấy nhớ mãi.

  2. Khẳng định lại giá trị của những chuyến tham quan đối với mỗi người, đặc biệt là với học sinh.

  3. Diễn biến của chuyến tham quan.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Văn bản nào dưới đây không cần viết dàn ý?

  1. Miêu tả con vật mà em yêu thích.

  2. Thuật lại một sự việc chứng kiến hoặc tham gia.

  3. Báo cáo.

  4. Tất cả các đáp trên. 

 

Câu 2: Đề tài nào dưới đây không dùng bài văn thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia?

  1. Miêu tả con vật.

  2. Đi tham quan bảo tang.

  3. Tham gia cuộc thi cầu lông.

  4. Tham gia một buổi văn nghệ.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

1.D

2.D

3.B

4.C

5.A

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1.C

2.D

3.A

4.A

5.B

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1.D

2.A

3.B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1.C

2.A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 18: Viết 2 - Thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia, trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 18: Viết 2 - Thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận