Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 18: Đọc 3 - Nhà bác học Niu-tơn

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 18: Đọc 3 - Nhà bác học Niu-tơn của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CHUNG 

BÀI 18: VÌ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

ĐỌC 3: NHÀ BÁC HỌC NIU -TƠN

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Nhà bác học Niu-tơn của tác giả nào?

  1. Nguyễn Quang Sáng.

  2. Huy Cận.

  3. Nguyễn Trang Hương.

  4. Xuân Sách.

 

Câu 2: Niu-tơn là nhà bác học người nước nào?

  1. Đức

  2. Anh.

  3. Hy Lạp.

  4. Ai Cập.

 

Câu 3: Trong bài, Niu -tơn đã phát hiện bóng người là do đâu tạo thành?

  1. Do ánh Mặt Trời chiếu xuống tạo thành.

  2. Do ánh điện chiếu chiếu xuống tạo thành.

  3. Do ánh sáng của Mặt Trăng chiếu xuống tạo thành.

  4. Do ánh sáng của Trái Đất chiếu xuống tạo thành.

 

Câu 4: Niu-tơn đã ứng dụng kết quả quan sát bóng người dưới ánh Mặt Trời làm gì?

  1. Làm đồng hồ.

  2. Làm máy chiếu.

  3. Làm máy phát điện.

  4. Làm máy bơm nước.

 

Câu 5: Năm bao nhiêu tuổi Niu-tơn trở thành giảng viên đại học?

  1. 20

  2. 21

  3. 22

  4. 23

 

Câu 6: Loại dịch bệnh nào xuất hiện trong bài Nhà bác học Niu-tơn?

  1. Dịch tả.

  2. Đại dịch cúm.

  3. Bệnh đậu mùa.

  4. Dịch hạch.

 

Câu 7: Trong bài, những thành tựu rực rỡ mà Niu-tơn đạt được chủ yếu là do đâu?

  1. Do những thắc mắc về thế giới xung quanh.

  2. Do ông có tài năng quan sát.

  3. Do ông say mê nghiên cứu.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 8: Khi quả táo rơi xuống đầu Niu-tơn, ông đã có thái độ gì?

  1. Băn khoăn.

  2. Bực tức.

  3. Sửng sốt.

  4. Kinh ngạc.

 

Câu 9: Trong bài, khi quả táo rơi xuống ông đã đặt ra câu hỏi gì?

  1. “Tại sao quả táo chín lại rơi xuống mà không bay lên trời?”.

  2. “Trái đất có cái gì hút chăng?”.

  3. Đáp án A và B.

  4. “Tại sao quả quả táo xanh lại rơi xuống mà không bay lên trời?”.

 

Câu 10: Câu chuyện quả táo đã giúp ông khám phá ra gì?

  1. Mặt trời luôn dịch chuyển trên bầu trời.

  2. Khám phá ra một định luật nổi tiếng.

  3. Khám phá ra cách xác định vĩ tuyến.

  4. Khám phá ra cách xác định kinh tuyến.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tại sao Niu -tơn làm ra được đồng hồ dựa vào bóng nắng?

  1. Do tài quan sát của ông.

  2. Do quả táo rơi xuống đầu ông.

  3. Do ông mời bạn đến ăn cơm và quan sát bóng của ông bạn.

  4. Do bà ngoại muốn biết giờ Niu-tơn đi học về.

 

Câu 2: Trong đoạn 2, Tại sao Niu-tơn khám phá ra định luật nổi tiếng?

  1. Nhờ quả táo rụng xuống đầu ông.

  2. Nhờ luôn đặt ra và tìm cách trả lời những câu hỏi xung quanh.

  3. Đáp án A và B.

  4. Nhờ sự quán sát bóng người dưới nắng.

Câu 3: Vì sao Niu- tơn có nhiều phát minh vĩ đại cống hiến cho nhân loại?

  1. Vì ông có tài năng quan sát.

  2. Vì ông luôn đặt ra và trả lời những câu hỏi về các hiện tượng xung quanh.

  3. Vì ông thông minh, lại say mê nghiên cứu.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Qua câu chuyện mời bạn đến ăn cơm của Niu- tơn cho thấy ông là người như nào?

  1. Đam mê nghiên cứu đến mới say mê, luôn tập trung cao độ trong công việc nghiên cứu.

  2. Vô tâm với bạn bè.

  3. Thất hứa với bạn bè.

  4. Chỉ quan tâm tới công việc của mình.

 

Câu 5: Vì sao những hiện tượng như “bóng người”, “quả táo rơi” không ai quan tâm đến nhưng Niu-tơn từ đó đã có những cống hiến vĩ đại?

  1. Vì ông đã áp dụng kiến thức học ở trường để tạo ra những công hiến vĩ đại.

  2. Vì ông luôn đặt ra và tìm cách trả lời những câu hỏi từ những hiện tượng trên nên đã tạo ra những cống hiến vĩ đại.

  3. Vì ông đã áp dụng kiến thức do mẹ dạy để tạo ra những cống hiến vĩ đại.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là câu chuyện xuất hiện trong bài Nhà bác học Niu-tơn?

  1. Quan sát bóng người và làm ra đồng hồ dựa vào bóng nắng.

  2. Câu chuyện quả táo rụng xuống đầu Niu-tơn.

  3. Câu chuyện mới bạn đến nhà ăn cơm.

  4. Câu chuyện thí nghiệm hơn 10000 lần thất bại và mang lại ánh sáng cho nhân dân.

 

Câu 2: Đâu là ý nghĩa của bài đọc Nhà bác học Niu -tơn?

  1. Nhờ được đi học trên thành phố từ nhỏ, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng thế giới.

  2. Nhờ say mê nghiên cứu, tìm tòi, luôn đặt ra và trả lời những câu hỏi xung quanh, Niu- tơn đã trở thành nhà bác học vĩ đại trên thế giới.

  3. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của người bạn và tài năng quan sát của mình Niu -tơn đã trở thành nhà bác học vĩ đại trên thế giới.

  4. Nhờ lời động viên từ bà ngoại của mình, Niu -tơn đã trở thành nhà bác học vĩ đại trên thế giới.

 

Câu 3: Tìm những tính từ xuất hiện trong câu sau “Nhờ thông minh, lại say mê nghiên cứu, Niu-tơn đã có những cống hiến lớn cho nhân loại”?

  1. Thông minh, say mê.

  2. Niu-tơn, nhân loại.

  3. Thông minh, say mê, lớn.

  4. Cống hiến, nghiên cứu.



IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đâu là định luật nổi tiếng của nhà bác học Niu-tơn?

  1. Định luật vạn vật hấp dẫn.

  2. Định luật bảo toàn khối lượng.

  3. Định luật Cu-lông.

  4. Định luật Jun-len-xơ.

 

Câu 2: Bài đọc nào dưới đây nói về tài năng quan sát, sự say mê, học hỏi tìm tòi và nghiên cứu khoa học?

  1. Đàn bò gặm cỏ.

  2. Xả thân cứu cả đoàn tàu.

  3. Nhà bác học Niu-tơn.

  4. Chuyện cổ tích về thế giới loài người.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1.C

2.B

3.A

4.A

5.C

6.D

7.D

8.A

9.C

10.B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1.A

2.C

3.D

4.A

5.B

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1.D

2.B

3.C

 

IV. VẬN DUNG CAO (02 CÂU)

1.A

2.C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 18: Đọc 3 - Nhà bác học Niu-tơn, trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 18: Đọc 3 - Nhà bác học Niu-tơn . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận