Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 18: Đọc 1 - Chuyện cổ tích về loài người

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 18: Đọc 1 - Chuyện cổ tích về loài người của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CHUNG

BÀI 18: VÌ CUỘC SỐNG CON NGƯỜI

ĐỌC 1: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Chuyện cổ tích về loài người của tác giả nào?

  1. Phạm Tiến Duật.

  2. Xuân Quỳnh.

  3. Nguyễn Nhật Ánh. 

  4. Nguyễn Quang Sáng.

 

Câu 2: Trong bài đọc Chuyện cổ tích về loài người trời sinh ra trước nhất là gì?

  1. Cây cỏ.

  2. Mẹ.

  3. Trẻ con.

  4. Sông suối.

 

Câu 3: Mắt trẻ con được miêu tả như thế nào?

  1. Sáng lắm.

  2. To tròn.

  3. Đen láy.

  4. Có màu nâu.

 

Câu 4: Trong bài, khi trẻ con cần tình yêu và lời ru ai là người được sinh ra?

  1. Bố.

  2. Mặt trời.

  3. Mẹ.

  4. Thầy.

 

Câu 5: Trong bài, khi trẻ muốn hiểu biết thì ai là người được sinh ra?

  1. Bố.

  2. Mặt trời.

  3. Mẹ.

  4. Thầy.

 

Câu 6: Trong bài, khi xuất hiện chữ, ghế, bàn học, lớp trường thì ai là người được sinh ra?

  1. Bố.

  2. Mặt trời.

  3. Mẹ.

  4. Thầy.

 

Câu 7: Quang cảnh của Trái Đất lúc ban đầu như thế nào?

  1. Chỉ toàn là sông và núi.

  2. Chỉ toàn là chữ, bàn ghế, trường học.

  3. Chỉ toàn là trẻ con, không có cây, cỏ.

  4. Chỉ toàn là người lớn.

 

Câu 8: Theo tác giả mọi người, mọi vật sinh ra là vì ai?

  1. Mẹ.

  2. Bố.

  3. Thầy.

  4. Trẻ con.

 

Câu 9: Trong bài, Trái Đất hình gì?

  1. Hình cầu.

  2. Hình tròn.

  3. Hình vuông.

  4. Hình chữ nhật.

 

Câu 10: Trong bài, người bố đã dạy con như thế nào?

  1. Bảo con ngoan và dạy cho con biết nghĩ.

  2. Dạy cho con viết chữ.

  3. Dạy cho con biết hát.

  4. Dạy cho con biết múa.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Sau khi trẻ em sinh ra, vì sao cần có mẹ?

  1. Vì mẹ dạy bảo cho con ngoan và biết nghĩ.

  2. Vì mẹ dạy cho con biết chữ. 

  3. Vì trẻ cần tình yêu, lời ru sự bế bồng chăm sóc của người mẹ.

  4. Vì trẻ em cần có suy nghĩ rộng mở về cuộc sống.

 

Câu 2: Vì sao sinh ra thầy giáo?

  1. Vì thầy dạy trẻ em biết suy nghĩ mở rộng về tầm nhìn cuộc sống.

  2. Vì thầu dạy trẻ em học hành, giúp trẻ hiểu biết về lịch sử loài người.

  3. Vì thầy dạy cho bé biết về con đường, trái đất và những ngọn núi.

  4. Vì thầy giáo dạy cho biết ngoan và biết nghĩ, nghe lời bố mẹ.

 

Câu 3: Bài thơ bộc lộ cảm xúc gì?

  1. Tình yêu đối với con người nhất là trẻ em.

  2. Tình yêu đối với các loài động vật.

  3. Tình yêu đối với thiên nhiên.

  4. Tình yêu đối với mái trường.

 

Câu 4: Vì sao trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ?

  1. Vì trẻ em sẽ ảnh hưởng từ nếp sống của bố, mẹ.

  2. Vì mọi sự sinh ra trên đời là vì trẻ em vì cuộc sống hôm nay và tương lai mai sau của trẻ. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước.

  3. Vì trẻ em còn bé không thể tự chăm sóc bản thân.

  4. Vì trẻ em thường không vâng lời bố mẹ và thầy.

 

Câu 5: Trong bài, vì sao mắt trẻ con sáng nhưng chưa thấy gì?

  1. Vì em bé bị cận.

  2. Vì em bé chưa rửa mặt.

  3. Vì mặt trời chưa lên trời vẫn tối nên trẻ em không nhìn thấy.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng và đủ nội dung của bài?

  1. Trẻ em mới là người được sinh ra đầu tiên trên trái đất, không phải cha mẹ hay thầy cô giáo.

  2. Trẻ em là sinh ra rất nhỏ bé và yếu đuối, cần được chăm sóc, dạy dỗ và che chở.

  3. Mọi vật sinh ra trên trái đất đều là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất.

  4. Tất cả các ý trên

 

Câu 2: Dòng nào dưới đây chỉ người không được sinh ra trong bài?

  1. Bố.

  2. Mẹ.

  3. Bà.

  4. Thầy.

 

Câu 3: Dòng nào dưới đây không phải những danh từ chỉ sự vật xuất hiện trong bài?

  1. Mặt trời, núi, hình tròn.

  2. Cục phấn, cái bảng, thầy giáo.

  3. Con đường, Trái Đất, hình tròn.

  4. Tình yêu, chăm sóc, bế bồng.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Bài đọc nào dưới đây bộc lộ tình yêu thương đối với trẻ em?

  1. Món quà.

  2. Sự thật là thước đo chân lí.

  3. Chuyện cổ tích về loài người.

  4. Có thể bạn đã biết.

 

Câu 2: Qua bài thơ trên, gợi cho em liên tưởng đến lời thơ nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  1. “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

  2. “Trồng người lợi ích trăm năm/ Bác nhắc cô chú quan tâm nhi đồng”.

  3. “Nhìn cuộc sống muôn màu vạn vẻ/ Giữ chợ đời con trẻ lầm than”.

  4. “Trẻ em đang tuổi thiếu nhi/ Em vui siêng học nhớ ghi vâng lời”.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1.B

2.C

3.A

4.C

5.A

6.D

7.C

8.D

9.B

10.A

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1.C

2.B

3.A

4.B

5.C

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1.D

2.C

3.D

 

IV. VẬN DUNG CAO (02 CÂU)

1.C

2.A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 18: Đọc 1 - Chuyện cổ tích về loài người, trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 18: Đọc 1 - Chuyện cổ tích về loài người . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận