Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 17: Đọc 2 - Đường đi Sa Pa

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 17: Đọc 2 - Đường đi Sa Pa của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: NGÔI NHÀ CHUNG

BÀI 17: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI

ĐỌC 2: ĐƯỜNG ĐI SA PA

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Đường đi Sa Pa của tác giả nào?

  1. Xuân Sách.

  2. Hoàng Yến.

  3. Nguyễn Phan Hách.

  4. Nguyễn Quang Sáng.

 

Câu 2: Những đám mây được miêu tả như thế nào trong bài Đường đi Sa Pa?

  1. Những đám mây đen kéo đến ùn ùn.

  2. Những đám mây mùa hạ nhuốm màu nắng vàng ươm.

  3. Những đám mây như một tấm lụa mềm mại vắt ngang qua những dãy núi.

  4. Những đám mây trắng nhỏ bồng bềnh huyền ảo.

 

Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu văn “Những đám mây trắng nhỏ sà xuống của kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo”?

  1. So sánh.

  2. Nhân hóa.

  3. Ẩn dụ.

  4. Hoán dụ.

 

Câu 4: Tác dụng của việc sử dụng biện pháp trong câu văn trên là gì?

  1. Làm cho câu thơ trở nên sinh động.

  2. Làm cho câu thơ trở nên ấn tượng.

  3. Nhấn mạnh ý nghĩa câu thơ.

  4. Làm cho câu thơ có cảm giác đơn điệu nhàm chán.

 

Câu 5: Những bông hoa chuối được so sánh với gì?

  1. Như ngon đuốc.

  2. Như ngon lửa.

  3. Như đuôi chim công.

  4. Như đuôi con cáo.

 

Câu 6: Chiếc xe dừng ở thị trấn nhỏ vào thời điểm nào trong ngày?

  1. Buổi sáng.

  2. Buổi trưa.

  3. Buổi chiều.

  4. Buổi tối.

 

Câu 7: Những con ngựa trong bài được tác giả miêu tả bằng những màu sắc nào?

  1. Đen huyền.

  2. Trắng tuyết.

  3. Đỏ son. 

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 8: Trong bài đọc Đường đi Sa Pa từ ngữ “Thoát cái” được lặp lại mấy lần?

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 9: Những dân tộc nào xuất hiện trong bài đọc Đường đi Sa Pa?

  1. Hmông, Tu Di, Phù Lá.

  2. Tày, Mường, Dao.

  3. Cao Lan, Thái, Kinh.

  4. Tu Di, Cao Lan, Thái.

 

Câu 10: Đường đi Sa Pa được miêu tả như thế nào?

  1. Bằng phẳng dễ đi.

  2. Ngày càng cao và trở nên chênh vênh.

  3. Khúc khuỷu.

  4. Nhiều sỏi đá

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?

  1. Vì quang cảnh nơi đây rất đẹp, làng xóm yên bình và khí hậu mát mẻ.

  2. Vì nơi đây có loài động vật quý hiếm.

  3. Vì nơi đây khí hậu thay đổi thất thường.

  4. Vì nơi đây lối sống giản dị mộc mạc.

 

Câu 2: Phong cảnh Sa Pa được tác giả cảm nhận như thế nào?

  1. Bình yên như lạc vào chốn thần tiên.

  2. Phong cảnh thật đẹp và liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.

  3. Ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím.

  4. Những con dốc quanh co, uốn lượn.

 

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?

  1. Vì quang cảnh ở đây rất đẹp, có núi, có thác.

  2. Vì cây cối luôn tốt tươi và có nhiều loài hoa quý hiếm.

  3. Vì nơi đây làng xóm yên bình, có khí hậu mát mẻ quanh năm.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Tại sao hình ảnh Sa Pa hiện lên trong bài như đẹp như một bức tranh?

  1. Do sự quan sát tinh tế của tác giả đối với sự vật được miêu tả.

  2. Do sự ghi chép tỉ mẩn của tác giả đối với sự vật được miêu tả.

  3. Do tác giả nghe kể lại từ những vị khách du lịch.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Đoạn 2 thể hiện sư quan sát tinh tế tác giả về thị trấn ở miền núi cao?

  1. Hình ảnh những em bé dân tộc mặc những bộ quần áo nhiều màu sắc đang chơi đùa.

  2. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím.

  3. Đáp án A và B.

  4. Cảnh Sa Pa liên tục thay đổi mùa.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải cảm xúc của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa?

  1. Tác giả tỏ rõ lòng thích thú.

  2. Tác giả tỏ rõ sự mến yêu và say mê cảnh của Sa Pa.

  3. Tác giả tỏ rõ tấm lòng yêu thương đối với trẻ em miền núi.

  4. Tác giả bộc lộ những tình cảm thắm thiết nồng nàn với cảnh đẹp Sa Pa.

 

Câu 2: Đâu không phải cảnh phố huyện được tác giả miêu tả trong bài?

  1. Nắng phố huyện vàng hoe.

  2. Những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá quần áo sắc sỡ đang chơi đùa.

  3. Người người chuẩn bị đi chợ phiên.

  4. Người ngựa dập diu chìm trong sương núi tím nhạt.

 

Câu 3: Dòng nào dưới đây nói không đúng về thời tiết của Sa Pa?

  1. Mát mẻ quanh năm.

  2. Luôn thay đổi theo mùa.

  3. Cả A và B đều đúng.

  4. Nắng gắt quanh năm.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Ý nghĩa của bài Đường đi Sa Pa?

  1. Ca ngợi tình yêu mến của tác giả đối với thiên nhiên nơi đây.

  2. Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

  3. Ca ngợi vẻ đẹp của con người trên thị trấn miền núi.

  4. Ca ngợi vẻ đẹp hiếm có nơi đây.

 

Câu 2: Bài đọc nào dưới đây ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước?

  1. Món quà.

  2. Bức ảnh.

  3. Đường đi Sa Pa.

  4. Mít tinh mừng độc lập.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1.C

2.D

3.B

4.A

5.B

6.C

7.D

8.C

9.A

10.B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1.A

2.B

3.D

4.A

5.C

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1.C

2.C

3.D

 

IV. VẬN DUNG CAO (02 CÂU)

1.B

2.C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 17: Đọc 2 - Đường đi Sa Pa, trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 17: Đọc 2 - Đường đi Sa Pa . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận