Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 16: Luyện từ và câu - Luyện tập về lựa chọn từ ngữ

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 16: Luyện từ và câu - Luyện tập về lựa chọn từ ngữ của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC 

BÀI 16: TUỔI NHỎ CHÍ LỚN

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ LỰA CHỌN TỪ NGỮ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào dấu ba chấm?

Hồ về thu, nước … , mênh mông.

  1. Trong trẻo.

  2. Trong vắt.

  3. Trong veo.

  4. Trong sáng.

 

Câu 2: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào dấu ba chấm?

Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng …

  1. Ồ ạt.

  2. Lăn tăn.

  3. Nhấp nhô.

D.Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào dấu ba chấm?

Mùi hương đưa theo chiều gió…

  1. Nồng nàn. 

  2. Sực nứt.

  3. Ngào ngạt.

  4. Hăng hắc.

 

Câu 4: Tìm từ ngữ thích điền vào dấu bam chấm?

Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra giữa khoảng…

  1. Mênh mông.

  2. Không gian.

  3. Vô tận.

  4. Đất trống.

 

Câu 5: Muốn xác lựa chọn được từ ngữ thích hợp trước hết ta cần làm gì?

  1. Tìm nghĩa của từng từ.

  2. Xác định hoàn cảnh sử dụng từ.

  3. Xác định ngữ điệu của từ.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào dấu ba chấm trong câu “Tất cả đều…, lung linh trong nắng” theo Vũ Tú Nam?

  1. Long lanh.

  2. Lóng lánh.

  3. Lấp lánh.

  4. Lung linh.

 

Câu 7: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào dấu ba chấm trong câu “Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và ….nhau, ồn mà vui không thể nghe được”, theo Vũ Tú Nam?

  1. Tranh luận.

  2. Tranh nhau.

  3. Tranh thủ.

  4. Tranh cãi.

 

Câu 8: Tim từ ngữ thích hợp điền vào dấu ba chấm?

Một mùa xuân nho nhỏ

…dâng cho đời.

Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

  1. Thầm lặng.

  2. Im lặng.

  3. Lặng lẽ.

  4. Lặng thầm.

 

Câu 9: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào dấu ba chấm?

….buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.

  1. Khoan thai.

  2. Ung dung.

  3. Thong dong.

  4. Đoàng hoàng.

 

Câu 10: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trắng tuyết”?

  1. Trắng xóa.

  2. Trắng đục.

  3. Trăng Trắng.

  4. Trắng trẻo.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Trong bài Đường đi Sa Pa, tại sao tác giả sử dụng từ “Trắng tuyết” mà không dùng “Trắng xóa”?

  1. Trắng tuyết dùng để biểu đạt vẻ đẹp nên thơ của Sa Pa.

  2. Trắng tuyết dùng để chỉ ánh sáng mỗi đêm trăng.

  3. Trắng tuyết dùng để chỉ ánh sáng dưới ánh mặt trời.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2:  Dòng nào nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)?

  1. Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị.

  2. Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng trước cụm chủ - vị.

  3. Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị.

  4. Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị.

 

Câu 3: Trong khổ thơ sau, tại sao tác giả dùng từ “phả” mà không dùng từ “tỏa”?

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Sang thu – Hữu Thỉnh

  1. Từ “Phả” bộc lộ cảm xúc mạnh hơn từ “tỏa”.

  2. “Phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng là động từ mạnh hơn từ “tỏa” mới diễn tả được hương ổi đậm trong gió.

  3. “Phả” mang sắc thái nhấn mạnh hơn “tỏa”.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào dấu ba chấm trong câu “Tôi …mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào trong vườn”, theo Nguyễn Phan Hách?

  1. Lim dim.

  2. Chớp chớp.

  3. Nhăn mắt.

  4. Tất cả các đáp trên.

 

Câu 5: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào dấu ba chấm dưới đây?

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hằng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa … 

Theo Vũ Tú Nam.

  1. Hồng hào. 

  2. Hồng phớt.

  3. Hồng tươi.

  4. Hồng hồng tím tím.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Vì sao tác giả lại đảo cụm từ “nhanh như cắt” lên trước cụm chủ - vị ?

  1. Để ca ngợi sự phản kháng quyết liệt của chị Dậu.

  2. Để tô đậm hơn độ nhanh trong hành động nắm được gậy của chị Dậu.

  3. Để câu văn có sự hài hoà về mặt ngữ âm.

  4. Ca A, B C đều sai.

 

Câu 2: Đọc các câu văn sau và tìm từ ngữ thích hợp vào từ in đậm?

Mặt trời còn lớt phớt màu đào buổi sớm, giữa trưa bỗng hóa ra một dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều.

Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi.

  1. Lưa thưa.

  2. Phơn phớt.

  3. Nhàn nhạt.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Đọc các câu văn sau và tìm từ ngữ thích hợp vào từ in đậm?

Những con giang sen cảng cao lều khều, nặng hàng năm bảy cân thịt, bị khớp mỏ tréo cánh đứng giữa đàn sếu đen sếu xám mào đỏ.

Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi.

  1. Lênh khênh.

  2. Lêu nghêu.

  3. Lêu đêu.

  4. Lều nghều.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Hiệu quả của việc sử dụng từ in đậm dưới đây?

Chung quanh đang cười nói bô bô nhiều anh em công nhân mỏ than vẫn còn nguyên vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản, quanh châu Quỳnh Nhai đây.

(Nguyễn Tuân)

  1. Nhằm diễn tả những đức tình tốt đẹp của anh em công nhân mỏ than.

  2. Nhằm nhấn mạnh nét hồn nhiên của anh em công nhân ở mỏ than.

  3. Nhằm thể hiện tình cảm trìu mến của tác giả đối với các ah em công nhân mỏ than.

  4. Nhằm thể hiện trình tự hành động của các anh em công nhân mỏ than.

 

Câu 2: Hiệu quả diễn đạt của từ “xanh xanh” trong câu thơ "Xanh xanh bãi mía bờ dâu" (Hoàng Cầm, Bên kia Sông Đuống) là gì?

  1. Nhằm miêu tả vẻ đẹp của bãi mía bờ dâu.

  2. Nhằm giúp người đọc hình dung ra màu sắc của bãi mía bờ dâu.

  3. Nhằm nhấn mạnh màu xanh tràn đầy sức sống của bãi mía bờ dâu.

  4. Cả A, B, C đều sai.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1.B

2.B

3.C

4.C

5.D

6.A

7.D

8.C

9.B

10.A

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1.A

2.C

3.B

4.A

5.C

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1.B

2.B

3.B

 

IV. VẬN DUNG CAO (02 CÂU)

1.B

2.C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 16: Luyện từ và câu - Luyện tập về lựa chọn từ ngữ, trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 16: Luyện từ và câu - Luyện tập về lựa chọn từ ngữ . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận