Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 14: Đọc 4 - Trường Sa

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 14: Đọc 4 - Trường Sa của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC 

BÀI 14: BÀI CA GIỮ NƯỚC 

ĐỌC 4: TRƯỜNG SA

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài đọc Trường Sa của tác giả nào?

  1. Bảo Ninh.

  2. Nguyễn Thế Kỷ.

  3. Nguyễn Thế Hoàng Linh.

  4. Xuân Quỳnh.

 

Câu 2: Nắng nỏ có nghĩa là gì?

  1. Xa xôi.

  2. Chỉ khoảng cách gần.

  3. Nắng, nắng nôi (có nghĩa là nắng gay gắt).

  4. Nắng, nắng nhẹ (thường là nắng buổi sớm).

 

Câu 3: Dòng thơ trong bài cho thấy Trường Sa từ rất lâu đời đã gắn bó với Tổ quốc Việt Nam?

  1. Rồng Tiên thuở ấy sinh thành Trường Sa.

  2. Đêm vui chung một câu hò.

  3. Cây phong ba với thành đồng lòng ta.

  4. Long lanh hạt cát đã là quê hương.

 

Câu 4: Cảm xúc của nhà thơ khi nhắc tới Trường Sa?

  1. Nỗi nhớ khắc khoải.

  2. Niềm thiêng liêng cao cả.

  3. Lòng xúc động sâu xa.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Từ “chung” được lặp lại mấy lần trong bài thơ?

  1. 2 lần.

  2. 3 lần.

  3. 4 lần.

  4. 5 lần.

 

Câu 6: Trong bài Trường Sa đảo nào sau đây không được liệt kê trong bài?

  1. Sơn Ca.

  2. Sinh Tồn.

  3. Phú Quốc.

  4. Thuyền Chài.

 

Câu 7: Từ ngữ ngái xa có nghĩa là gì?

  1. Cái nhìn xa xăm 

  2. Xa xôi.

  3. Đường đi dài và rộng.

  4. Đường biển dài và rộng.

 

Câu 8: Những người lính làm nhiệm vụ gì trên đảo?

  1. Canh giữ bảo vệ Tổ quốc.

  2. Canh tác, chăn nuôi và trồng trọt.

  3. Thực hiện phát triển kinh tế biển.

  4. A và B.

 

Câu 9: Ngay từ đầu bài thơ tác giả viết “Biết xanh ôm ấp trời xanh” nhằm khẳng định điều gì?

  1. Khẳng định chủ quyền đất nước.

  2. Khẳng định tình cảm đối với quê hương.

  3. Khẳng định trời xanh và biển xanh.

  4. Khẳng định vẻ đẹp thơ mộng của biển đảo.

 

Câu 10: Những đảo nào sau đây xuất hiện trong bài Trường Sa?

  1. Gạc Ma, Phú Quý, Cô Tô.

  2. Bình Ba, Phú Quý, Lý Sơn.

  3. Song Tử, Sinh Tồn, Vĩnh Viễn.

  4. Phú Quốc, Lý Sơn, Cô Tô.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Em cảm nhận về hình ảnh những người lính Trường Sa như thế nào?

  1. Là những người lính bảo vệ chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước, họ là hiện thân của hòa bình, công lý và chính nghĩa.

  2. Là những người lính lái xa lạc quan và yêu đời, dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc.

  3. Là những người có ý chí, có sức khỏe tốt và luôn hoàn thành công việc được giao.

  4. Là những người nằm trong tổ trinh sát dũng cảm và luôn đặt công việc lên hàng đầu.

 

Câu 2: Bốn từ chung lặp lại ở khổ thơ thứ 2 nói lên điều gì về tình cảm của các chiến sĩ Trường Sa với đồng đội và với đất liên?

  1. Tình cảm bạn bè thông thường.

  2. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó với nhau như những người thân trong gia đình và từ tình yêu quê hương nâng lên thành tình yêu đất nước.

  3. Tình cảm của cấp trên đối với cấp dưới.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Hình ảnh, hình tượng xúc động nhất trong bài là gì?

  1. Hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ ngày đêm cầm súng bảo vệ chủ quyền quê hương đất nước.

  2. Hình ảnh những hồn đảo.

  3. Hình ảnh nắng nỏ, bão giông.

  4. Hình ảnh cây súng thép.

 

Câu 4: Xác định chủ ngữ trong câu.

Trường Sa nắng nỏ, bão giông.

  1. Nắng.

  2. Bão giông.

  3. Trường Sa.

  4. Giông.

 

Câu 5: Vì sao tác giả cho rằng “Trùng khơi nào có ngái xa”?

  1. Vì đó là quê hương tác giả.

  2. Vì dù khoảng cách địa lý có là bao xa nhưng Trường Sa luôn nằm trong tim nhà thơ với niềm yêu mến tự hào.

  3. Vì tác giả thường xuyên ra Trường Sa.

  4. Vì tác giả thường xuyên đi thăm bạn ở Trường Sa.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tác giả viết bài thơ Trường Sa nhằm mục đích gì?

  1. Ghi lại kỉ niệm lần đầu đi thăm Trường Sa.

  2. Ghi lại kỉ niệm lần đầu đi thăm bạn ở Trường Sa.

  3. Phác họa vẻ đẹp của Trường Sa bằng thơ ca.

  4. Ghi lại lịch sử biển đảo bằng thơ ca.

 

Câu 2: Nội dung của bài Trường Sa là gì?

  1. Khắc họa hình ảnh người lính nơi biển xa và khẳng định chủ quyền.

  2. Khắc họa vẻ đẹp nơi biển đảo.

  3. Khắc họa vẻ đẹp của những người dân nơi biển đảo.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Những chiến sĩ ở Trường Sa đến từ đâu?

  1. Quần đảo Trường Sa.

  2. Quần đảo Hoàng Sa.

  3. Đến từ nhiều vùng quê trong cả nước.

  4. Đến từ tỉnh Khánh Hòa.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU).

Câu 1: Bài học rút ra từ những phẩm chất của người lính biển đảo trong bài Trường Sa là gì?

  1. Tình đồng chí đồng đội gắn bó thân thiết và tịnh thần quả cảm.

  2. Tính cách trưởng thành.

  3. Tính cách vô tư, hồn nhiên.

  4. Thế giới nội tâm phong phú.

 

Câu 2: Bài đọc nào dưới đây ca ngợi hình ảnh những người lính quả cảm và khẳng định chủ quyền của đất nước?

  1. Món quà.

  2. Người lính dũng cảm.

  3. Xả thân cứu cả đoàn tàu.

  4. Trường Sa.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1.B

2.C

3.A

4.D

5.C

6.C

7.B

8.D

9.A

10.C

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1.A

2.B

3.A

4.C

5.B

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1.D

2.A

3.C

 

IV. VẬN DUNG CAO (02 CÂU)

1.A

2.D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 14: Đọc 4 - Trường Sa, trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 14: Đọc 4 - Trường Sa . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận