Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 13: Luyện từ và câu - Dấu ngoặc đơn

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 13: Luyện từ và câu - Dấu ngoặc đơn của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC

BÀI 13: NIỀM VUI LAO ĐỘNG

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC ĐƠN

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Trong câu Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng (trên địa bàn Hà Nội), trên địa bàn Hà Nội được đặt trong dấu gì?

  1. Dấu ngoặc kép.

  2. Dấu ngoặc đơn.

  3. Dấu hai chấm.

  4. Dấu phẩy.

 

Câu 2: Dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?

  1. Dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.

  2. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

  3. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

  4. Dùng để nhấn mạnh.

 

Câu 3: Dấu ngoặc đơn trong câu “Đoạn trích Chuyện của loài chim (trích từ truyện ngắn Những câu chuyện của nhà văn Võ Quảng)” có tác dụng gì?

  1. Chú thích.

  2. Ghi chú.

  3. Nhấn mạnh.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Cần đặt dấu ngoặc đơn vào vị trí nào trong câu sau.

Cầu sông Hàn cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam xây dựng và thi công…

  1. Cầu (sông Hàn) cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam xây dựng và thi công..

  2. Cầu (sông Hàn) cây cầu (đầu tiên) do kĩ sư và công nhân Việt Nam xây dựng và thi công…

  3. Cầu sông Hàn (cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam xây dựng và thi công)…

  4. Cầu sông Hàn cây cầu đầu tiên (do kĩ sư và công nhân Việt Nam xây dựng và thi công)…

 

Câu 5: Cần thêm dấu ngoặc đơn vào vị trí nào để phù hợp với câu sau đây.

Cầu Rồng bắc qua sông Hàn Đà Nẵng là cây cầu thép độc đáo.

  1. Cầu Rồng (bắc qua sông Hàn Đà Nẵng là cây cầu thép độc đáo).

  2. Cầu (Rồng) bắc qua sông Hàn Đà Nẵng là cây cầu thép độc đáo.

  3. Cầu Rồng (bắc qua) sông Hàn Đà Nẵng là cây cầu thép độc đáo.

  4. Cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) là cây cầu thép độc đáo.

 

Câu 6: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong câu sau “Tiếng trống của phía (lí tưởng) thúc gọi nộp thuế vẫn rền rĩ”?

  1. Bổ sung thêm thông tin cho phần phía trước.

  2. Giải thích nghĩa của phần đứng trước nó.

  3. Thuyết minh cho phần đứng trước nó.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 7: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:

Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

  1. Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước.

  2. Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước.

  3. Giải thích cho phần đứng trước.

  4. Giải thích cho phần đứng sau.

 

Câu 8: Dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

 

  1. Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ).

  2. Có tác dụng dẫn dắt các ý trong bài.

  3. Dùng để đánh dấu phần thuyết minh cho câu trước.

  4. Có tác dụng bộc lộ cảm xúc trong câu.

 

Câu 9: Cấu tạo của phần chú thích trong ngoặc kép có thể là?

  1. Một từ.

  2. Một ngữ 

  3. Một câu hay nhiều câu.

  4. Tất cả các đáp án trên. 

 

Câu 10: Vị trí của phần chú thích trong dấu ngoặc đơn nằm ở đâu?

  1. Khi làm nhiệm vụ chú thích, bộ phận này luôn đi sau bộ phận được chú thích.

  2. Khi làm nhiệm vụ chú thích, bộ phận này luôn đứng trước bộ phận được chú thích.

  3. Khi làm nhiệm vụ chú thích, bộ phận này có thể nằm bất kì vị trí nào trong câu.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Trong câu “Ban đúng là thứ cây (và thứ hoa) đặc thù của Tây Bắc” trong ngoặc đơn có cấu tạo là gì?

  1. Một từ.

  2. Một ngữ.

  3. Một câu.

  4. Một tính từ.

 

Câu 2: Trong câu “Gan chi rứa mệ (mẹ) nờ” Tố Hữu, dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?

  1. Dùng để đánh dấu phần chú thích và giải thích từ “mệ”

  2. Dùng để thuyết minh từ trước nó.

  3. Dùng để bổ sung từ trước nó.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Trong câu “Platon (427 – 347 trước công nguyên) là nhà triết học duy tâm khách quan, đại biểu lỗi lạc của chủ nghĩa duy tâm” Nguyễn Hữu Vui, dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?

  1. Dùng để thuyết minh cho câu đứng trước.

  2. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

  3. Dùng để đánh dấu chú thích và bổ sung thêm thông tin cho từ đứng trước

  4. Dùng để nhấn mạnh.

 

Câu 4: Trong câu “Đêm hôm ấy trời mưa to (trận mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô)”, dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?

  1. Dùng để chú thích giải thích cho phần đứng trước nó.

  2. Dùng để chú thích thuyết minh cho phần đứng trước nó.

  3. Dùng để chú thích bổ sung cho phần đứng trước nó.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Trong câu “Lí Bạch (701 – 762),…thuộc Miền Châu (Tứ Xuyên)”, dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?

  1. Chú thích bổ sung thêm thông tin.

  2. Thuyết mình về phần đứng trước nó.

  3. Giải thích cho bộ phận đứng trước nó.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Đâu là tác dụng của dấu ngoặc đơn?

  1. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc người đó.

  2. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu.

  3. Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Trong câu “Gọi tên kênh ba khía…Quanh các gốc cầy (ba khía là loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trôn tỏi ớt ăn rất ngon)” Đoàn Giỏi, Dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?

  1. Dùng để chú thích thuyết minh cho bộ phận đứng trước nó.

  2. Dùng để chú thích giải thích cho bộ phận đứng trước nó.

  3. Dùng để chú thích bổ sung cho bộ phận đứng trứng nó.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Nếu bỏ dấu ngoặc đơn trong câu trên nghĩa của câu sẽ ra sao?

  1. Nghĩa của câu sẽ thay đổi và gây khó khăn cho người đọc.

  2. Nghĩa của câu sẽ không thay đổi nhưng sẽ gây khó khăn cho việc lĩnh hội văn bản của người đọc.

  3. Nghĩa của câu sẽ thay đổi khiến người đọc dễ đọc hơn.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Trong câu Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng (trên địa bàn Hà Nội), Em hãy cho biết cầu Vĩnh Tuy nằm trên địa bàn nào?

  1. Hải Dương.

  2. Hà Nam

  3. Hà Nội.

  4. Quảng Ngãi.

 

Câu 2: 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp định Giơnevơ được kí kết, hòa bình được lập lại, một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Tháng 10 – 1954, các cơ quan của Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, nơi đã che chở, nuôi dưỡng cho cách mạng trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp trở về Hà Nội.

Em hãy cho biết chiến thắng Điên Biên Phủ vào ngày tháng năm nào?

  1. 30 – 04 – 1975

  2. 20 – 08 – 1945 

  3. 07 – 05 – 1954

  4. Tháng 10 – 1954

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1.B

2.C

3.A

4.C

5.D

6.A

7.A

8.A

9.D

10.A

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1.B

2.A

3.C

4.B

5.A

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1.B

2.A

3.B

 

IV. VẬN DUNG CAO (02 CÂU)

1.D

2.C

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 13: Luyện từ và câu - Dấu ngoặc đơn, trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 13: Luyện từ và câu - Dấu ngoặc đơn . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận