Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 13: Đọc 2 - Người giàn khoan

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 13: Đọc 2 - Người giàn khoan của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: ĐẤT NƯỚC

BÀI 13: NIỀM VUI LAO ĐỘNG

ĐỌC 2: NGƯỜI GIÀN KHOAN

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài Người giàn khoan tác giả là ai?

  1. Vũ Trọng Phụng.

  2. Vũ Xương.

  3. Vũ Việt Hoa.

  4. Vũ Bằng.

 

Câu 2: Trong bài Người giàn khoan, “giàn khoan” được đặt ở đâu?

  1. Trên sườn đồi.

  2. Ngoài biển khơi.

  3. Nằm trên dòng sông Hồng.

  4. Nằm trên hồ nước ngọt.

 

Câu 3: Những chàng trai hành động gì khi giao ca gặp mặt?

  1. Vội vã bước đi.

  2. Vội vã gặp mặt.

  3. Đáp án A và B đều đúng.

  4. Vội vã di chuyển về nơi sản xuất chăn nuôi.

 

Câu 4: Bài đọc Người giàn khoan nói về ngành kinh tế gì?

  1. Nông nghiệp trồng trọt.

  2. Ngư nghiệp - Đánh bắt cá.

  3. Ngành kinh tế mới – Khai thác dầu khí.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 5: Hình ảnh con người lao động nơi đây được miêu tả với tâm thế như thế nào?

  1. Hối hả, khẩn trương.

  2. Tràn đầy nhiệt huyết.

  3. Trách nhiệm và tình yêu cuộc sống.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: “Người giàn khoan” làm công việc gì?

  1. Khai thác thủy hải sản.

  2. Trồng trọt, chăn nuôi.

  3. Khai thác dầu khí.

  4. Khai thác hải sản quý.

 

Câu 7: Những người giàn khoan có những đức tính gì?

  1. Bản lĩnh.

  2. Kiên cường.

  3. Cả A và B.

  4. Bất khuất.

 

Câu 8: Trong câu “Đại dương mênh mông trở nên bé bỏng” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  1. So sánh.

  2. Nhân hóa.

  3. Liệt kê.

  4. Ẩn dụ.

 

Câu 9: Giàn khoan là gì?

  1. Là công trình bằng gỗ, dùng để khai thác dầu khí trên biển.

  2. Là công trình bằng sắt kiên cố, dùng để làm nơi ở cho những người lao động.

  3. Là công trình bằng thép, bê tông dùng để khoan, hút dầu, khí trên biển, đồng thời có thể bố trí nơi làm việc, nơi ở cán bộ, nhân viên.

  4. Là công trình bằng thép kiên cố, dùng để phân loại và khai thác thủy hải sản.

 

Câu 10: Kiêu hùng có nghĩa là gì?

  1. Kiêu căng và hống hách.

  2. Là vóc dáng của con người khi đứng trước biển.

  3. Là vóc dáng của những anh hùng dân tộc.

  4. Kiêu hãnh, hùng dũng.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Em có cảm nhận gì về dòng thơ “Lửa vẫn bừng lên một sức sống diệu kì”?

  1. Đó là hình ảnh những người dân làng chài với niềm tin vào một cuộc sống đầy đủ ấm no.

  2. Đó là hình ảnh ngọn lửa khí trên giàn khoan như một bông hoa cháy bừng lên sức sống, niềm tin và hi vọng của con người giữa biển khơi.

  3. Đó là hình ảnh về sức sống lao động bền bỉ của những người dân chài khi thu hoạch cá.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Em có cảm nhận gì về “Người giàn khoan”?

  1. Là những người giỏi chuyên môn và có bản lĩnh.

  2. Là những người bằng hữu gắn bó thân thiết.

  3. Là những người phải xa rời cuộc sống thường nhật, mọi công việc trên đất liền đều phó thác cho người thân.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Vì sao những người giàn khoan đều gắn bó với nhau thân thiết?

  1. Vì họ có chung công việc, chung mục đích.

  2. Vì họ có thể khác nhau về xuất thân nhưng đều xa ra đình và người thân ra giàn làm việc.

  3. Cả A và B.

  4. Vì họ thiếu thốn vật chất.

 

Câu 4: Người giàn khoan khiến người đọc xúc động vì điều gì?

  1. Vì những con người dũng cảm.

  2. Vì những con người cống hiến thầm lặng cho Tổ quốc.

  3. Vì những những trẻ gan dạ.

  4. Vì những người tài giỏi về ngành cơ khí.

 

Câu 5: Tại sao giàn khoan lại được đặt ở biển khơi xa?

  1. Vì để khai than.

  2. Vì để khai thác quặng.

  3. Vì để khai thác dầu khí.

  4. Vì để khai thác năng lượng mặt gió.



III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh vội vã bắt tay nhau khi lúc giao ca có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện tình cảm trân quý giữa các đồng nghiệp.

  2. Thể hiện sự động viên, khích lệ mà họ không cần nói thành lời.

  3. Đáp án A và B.

  4. Thể hiện sự giao lưu lịch sự giữa những người đồng nghiệp.

 

Câu 2: Giàn khoan là biểu tượng cho gì?

  1. Sự phát triển của nền kinh tế mới – ngành dầu khí.

  2. Sự phát triển của nền văn hóa mới.

  3. Sự phát triển của ngành dịch vụ mới.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 3: Nhận xét nào dưới đây đánh giá đúng về bài thơ?

  1. Khắc họa hình ảnh người lao động ngành dầu khí và những nét vẽ ấn tượng trong bức tranh toàn diện về công cuộc đổi mới đất nước.

  2. Khắc họa hình ảnh những con người hăng say về công việc trên biển của mình.

  3. Khắc họa hình ảnh những công trình vĩ đại của đất nước.

  4. Khắc họa hình ảnh những em bé nơi biển đảo.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh “Vội vã cả bắt tay…” gợi liên tưởng đến hình ảnh “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” nằm trong bài thơ nào trong chương trình kì 2, Tiếng Việt 4 mà các em đã học?

  1. Xả thân cứu đoàn tàu.

  2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

  3. Người lính dũng cảm.

  4. Đàn bò gặm cỏ.

 

Câu 2: Qua bài Người giàn khoan giúp em hiểu thêm điều gì?

  1. Người làm việc giàn khoan, về ngành kinh tế mới một ngành rất quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước.

  2. Tình cảm gắn bó giữa những người lao động.

  3. Lòng yêu thương giữa những người lao động.

  4. Tất cả các đáp an trên.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1.C

2.B

3.C

4.C

5.D

6.C

7.C

8.B

9.C

10.D

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1.B

2.D

3.C

4.B

5.C

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1.C

2.A

3.A

 

IV. VẬN DUNG CAO (02 CÂU)

1.B

2.A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 13: Đọc 2 - Người giàn khoan, trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 13: Đọc 2 - Người giàn khoan . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận