Danh mục bài soạn

Pages

Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 12: Đọc 3 - Sự thật là thước đo chân lí

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Cánh diều bài 12: Đọc 3 - Sự thật là thước đo chân lí của bộ sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG

BÀI 12: NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM

ĐỌC 3: SỰ THẬT LÀ THƯỚC ĐO CHÂN LÍ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Ga-li-lê đã trở thành giáo sư đại học năm bao nhiêu tuổi?

  1. 21

  2. 25

  3. 27

  4. 30

 

Câu 2: Ga-li-lê đã quyết định làm thí nghiệm ở đâu?

  1. Mỹ 

  2. Nhà thờ.

  3. Tháp nghiên Pi-sa.

  4. Nhà riêng.

 

Câu 3: Thí nghiệm thả hai hòn đá ở tháp nghiên Pi-sa của ông có kết quả như thế nào?

  1. Thành công.

  2. Thất bại.

  3. Đạt được thành tựu lớn.

  4. Bắt bắt.

 

Câu 4: Từ ngữ Chân lí trong bài có nghĩa là gì?

  1. Lúng túng không biết làm gì.

  2. Bối rối lo sợ.

  3. Lẽ phải, cái đúng.

  4. Hoang mang.

 

Câu 5: Ga-li-lê là người nước nào?

  1. I-ta-li-a.

  2. Ốt-xtray-li-a.

  3. Hy Lạp.

  4. Ai Cập.

 

Câu 6: A-ri-xtốt là người nước nào?

  1. I-ta-li-a.

  2. Ốt-xtray-li-a.

  3. Hy Lạp.

  4. Ai Cập.

 

Câu 7: Ga-li-lê nhận ra rằng Trái Đất không đứng yên một chỗ mà quay quanh Mặt Trời là nhờ đâu?

  1. Nhờ vào thí nghiệm cho hai hòn đá rơi.

  2. Nhờ tranh cãi với giáo sư cùng trường. 

  3. Nhờ đọc sách của A-ri-xtốt.

  4. Nhờ có kính viễn vọng.

 

Câu 8: Tra từ điển và cho biết nghĩa của từ “kính viễn vọng”?

  1. Kính dùng để quan sát các thiên thể, các vật ở rất xa.

  2. Kính dùng để soi những vật thể nhỏ.

  3. Kính dùng cho những người cận thị.

  4. Kính dùng cho những người viễn thị.

 

Câu 9: Thái độ của Ga-li-lê khi bị buộc từ bỏ ý kiến của mình?

  1. Vui vẻ.

  2. Bối rối.

  3. Bực tức.

  4. Hoang mang.

Câu 10: Ga-li-lê đã rơi vào hoàn cảnh nào trong những năm tháng cuối đời?

  1. Bị đày ra đảo hoang.

  2. Trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày.

  3. Không nơi nương tựa.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Tại sao Ga-li-lê phải sống cảnh từ đày trong những năm tháng cuối đời?

  1. Vì bị kết tội ăn cướp.

  2. Vì bị kết tội tham quan.

  3. Vì ông bảo vệ không chịu từ bỏ ý kiến của mình “Trái Đất quay quanh Mặt Trời”.

D.Vì  bị kết tội chống đối người thi hành công vụ.

 

Câu 2: Vì sao Ga-li-lê bị buộc phải từ chức và chuyển sang một trường đại học khác?

  1. Vì lúc bấy giờ người ta rất tôn sùng A-ri-xtốt.

  2. Vì họ không ưa tính cách của Ga-li-lê.

  3. Vì họ không ưa gia đình của Ga-li-lê.

  4. Vì họ cho rằng Ga-li-lê theo phật giáo.

Câu 3: Vì sao Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ rơi của các vật?

  1. Vì Ga-li-lê muốn chứng minh lập luận của mình.

  2. Vì làm cho vui.

  3. Vì tò mò vật nào sẽ rơi xuống trước.

  4. Vì muốn nghiên cứu lực hút của trái đất.

 

Câu 4: Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?

  1. Viết sách để chứng minh tên tuổi của ông.

  2. Viết sách để ủng hộ Chúa trời.

  3. Viết sách cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních.

  4. Viết sách cổ vũ tinh thần yêu nước.

 

Câu 5: Em có cảm nhận gì về câu nói “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”.

  1. Ca ngợi lòng dũng cảm, dám đi ngược lại với dư luận chung để bảo vệ chân lí khoa học.

  2. Thể hiện lòng tự trọng của Ga-li-lê.

  3. Thể hiện sự trách mắng của Ga-li-lê.

  4. Thể hiện lòng biết ơn của Ga-li-lê đối với Cô-péc-ních.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Điều gì khiến Ga-li-lê từ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních lại tán thành ý kiến của nhà bác học này?

  1. Nhờ vào thí nghiệm làm rơi các vật.

  2. Nhờ vào sự quan sát qua kính viễn vọng ông nhận thấy Trái Đất không đứng im.

  3. Nhờ vào may mắn.

  4. Nhờ vào quan sát quả mít rơi xuống đất.

 

Câu 2: Bài đọc Sự thật là thước đo chân lí gồm có mấy phần?

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

 

Câu 3: Nội dung chính của bài Sự thật là thước đo chân lí là gì?

  1. Ca ngợi lòng dũng cảm dám đi ngược lại với số đông để bảo vệ chân lí khoa học.

  2. Ca ngợi sự dũng cảm hi sinh thân mình để bảo vệ đoàn tàu.

  3. Thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo trong buổi học cuối cùng.

  4. Thể hiện lòng nhân ái của Ga-li-lê.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Sự thật là thước đo chân lí ca ngợi gì?

  1. Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học.

  2. Ca ngợi những người lính dũng cảm hi sinh bảo vệ tổ quốc.

  3. Ca ngợi những nét đẹp của phụ nữ thời xưa.

  4. Ca ngợi những cháu bé có tinh thần dũng cảm.

 

Câu 2: Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên điều gì?

  1. Thay đổi để bảo vệ chân lí khoa học.

  2. Vì thấy lí thuyết của Cô-péc-ních nhiều người quan tâm hơn.

  3. Ga-li-lê sợ bị lên án.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1.B

2.C

3.B

4.C

5.A

6.C

7.D

8.A

9.C

10.B

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1.C

2.A

3.A

4.C

5.A

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1.B

2.C

3.A

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

1.A

2.A

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm tiếng việt 4 Chân trời bài 12: Đọc 3 - Sự thật là thước đo chân lí, trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều Bài 1, Bộ đề trắc nghiệm tiếng việt 4 Cánh diều
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Tiếng Việt 4 Cánh diều bài 12: Đọc 3 - Sự thật là thước đo chân lí . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận