Trắc nghiệm Công nghệ 8 KNTT bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 8 KNTT bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHƯƠNG 2: CƠ KHÍ 

BÀI 9: NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

 

Câu 1: Năng lực chung cần có của người lao động trong lĩnh vực cơ khí là?

  1. Có chuyên môn cơ bản của tất cả các lĩnh vực và kiến thức chuyên sâu lĩnh vực cơ khí

  2. Có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, điều khiện làm việc theo vị trí làm việc

  3. Có kĩ năng làm việc độc lập, tự chủ

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 2: Đặc điểm của kĩ thuật viên cơ khí là?

  1. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí

  2. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí

  3. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 3: Yêu cầu riêng đối với thợ cơ khí là

  1. Có tư duy sáng tạo để thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị cơ khí

  2. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… máy móc và thiết bị cơ khí

  3. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao

  4. Đáp án khác

 

Câu 4: Yêu cầu riêng đối với kĩ sư cơ khí là

  1. Có tư duy sáng tạo để thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị cơ khí

  2. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… máy móc và thiết bị cơ khí

  3. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao

  4. Đáp án khác

 

Câu 5: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí có đặc điểm như thế nào?

  1. Có tính ứng dụng cao

  2. Có vai trò quan trọng trong việc sản xuất máy móc, thiết bị, công cụ

  3. Liên quan đến nhiều ngành sản xuất như: chế tạo máy công cụ, chế tạo rô bốt, giao thông,…

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 6: Người lao động trong lĩnh vực cơ khí cần có những phẩm chất như thế nào để thực hiện được các công việc?

  1. Phẩm chất

  2. Năng lực

  3. Cả A và B

  4. Đáp án khác

 

Câu 7: Phẩm chất cần có của người lao động trong lĩnh vực cơ khí là?

  1. Có tính kiên trì, óc quan sát tốt; tỉ mỉ, cẩn thận để thực hiện những công việc yêu cầu độ chính xác cao.

  2. Yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới; yêu thích và có năng khiếu trong việc chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí.

  3. Có sức khỏe tốt.

  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 8: Đặc điểm của kĩ sư điện là?

  1. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí

  2. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí

  3. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 9: Yêu cầu riêng đối với kĩ thuật viên cơ khí là

  1. Có tư duy sáng tạo để thiết kế, chế tạo các máy móc, thiết bị cơ khí

  2. Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, sửa chữa,… máy móc và thiết bị cơ khí

  3. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy công cụ gia công cơ khí để thực hiện công việc yêu cầu độ chính xác cao

  4. Đáp án khác

 

Câu 10: Đặc điểm của thợ cơ khí là?

  1. Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, tổ chức chế tạo, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc, thiết bị cơ khí

  2. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kĩ thuật để thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì máy móc và thiết bị cơ khí

  3. Thực hiện nhiệm vụ lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa động cơ và thiết bị cơ khó của các loại xe cơ giới

  4. Tất cả các đáp án trên

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1: Cơ khí có vai trò quan trọng trong

  1. Sản xuất

  2. Đời sống

  3. Sản xuất và đời sống

  4. Đáp án khác

 

Câu 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí được đào tạo tại?

  1. Trường đại học

  2. Trường cao đẳng, trung cấp

  3. Trung giáo dục nghề nghiệp

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 3: Chọn phát biểu sai: Sản phẩm cơ khí gồm

  1. Máy gia công

  2. Máy điện

  3. Máy nông nghiệp

  4. Cả 3 đáp án đều sai

 

Câu 4: Đâu là sản phẩm cơ khí?

  1. Cái kim khâu

  2. Chiếc đinh vít

  3. Chiếc ô tô

  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 5: Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người

  1. Nhẹ nhàng

  2. Thú vị

  3. Nhẹ nhàng và thú vị

  4. Đáp án khác

 

Câu 6: Cơ khí giúp sản xuất máy, thiết bị cho

  1. Mọi ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân

  2. Đời sống con người

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

 

Câu 7: Sản phẩm cơ khí gồm

  1. Máy vận chuyển

  2. Máy thực phẩm

  3. Máy khai thác

  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 8: Đâu là hình ảnh thể hiện ngành nghề chế tạo rô bốt trong lĩnh vực cơ khí

  1. a

  2. b

  3. c

  4. d

 

Câu 9: Cơ khí giúp tạo ra

  1. Các máy

  2. Các phương tiện lao động

  3. Tạo ra năng suất cao

  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 10: Sản phẩm cơ khí có thể được sử dụng trong các loại máy móc nào?

  1. Máy vận chuyển

  2. Máy gia công

  3. Máy khai thác

  4. Tất cả các loại máy trên

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

 

Câu 1: Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí là?

  1. Vật liệu cơ khí → Chi tiết → Gia công cơ khí → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí

  2. Vật liệu cơ khí → Gia công cơ khí → Chi tiết → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí

  3. Vật liệu cơ khí→ Chi tiết → Lắp ráp → Gia công cơ khí → sản phẩm cơ khí

  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 2: Quy trình chế tạo kìm nguội được biểu diễn dưới dạng sơ đồ nào?

  1. Rèn, dập →Dũa, khoan → Tán đinh→ cắt gọt

  2. Rèn, dập →Dũa, khoan → Tán đinh→ gia công

  3. Rèn, dập →Dũa, khoan → Tán đinh→ nhiệt luyện

  4. Đáp án khác

 

Câu 3: Cơ khí có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? 

  1. Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy

  2. Tạo năng suất cao

  3. Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng

  4. Tất cả đều đúng

 

Câu 4: Quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí có thể làm vật liệu thay đổi như thế nào?

  1. Thay đổi hình dáng

  2. Thay đổi kích thước

  3. Thay đổi tính chất

  4. Đáp án A, B, C

 

Câu 5: Gia công cơ khí tạo ra chi tiết có

  1. Hình dáng xác định

  2. Kích thước xác định

  3. Tính chất phù hợp với yêu cầu kĩ thuật

  4. Cả 3 đáp án trên

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1: Nhờ cơ khí con người có thể chiếm lĩnh

  1. Không gian

  2. Thời gian

  3. Không gian và thời gian

  4. Không gian hoặc thời gian

 

Câu 2: Theo em, ta có thể nâng vật nặng bằng cách

  1. Dùng sức người

  2. Dùng đòn bẩy

  3. Dùng máy nâng chuyển

  4. Cả 3 đáp án trên

 

B. ĐÁP ÁN

 

1. NHẬN BIẾT

 

1. B

2. B

3. C

4. A

5. D

6. C

7. D

8. A

9. B

10. C

 

2. THÔNG HIỂU

 

1. C

2. D

3. D

4. D

5. C

6. C

7. D

8. B

9. D

10. D

 

3. VẬN DỤNG

 

1. B

2. C

3. D

4. D

5. D

 

4. VẬN DỤNG CAO

 

1. C

2. D

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Công nghệ 8 KNTT bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí trắc nghiệm công nghệ 8 Kết nối, Bộ đề trắc nghiệm Công nghệ 8 KNTT
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Công nghệ 8 KNTT bài 9: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm công nghệ 8 kết nối tri thức. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận