Danh mục bài soạn

Tải giáo án Tin học 7 KNTT Chủ Đề 3 Chủ Đề 4 Bài 7: Tính Toán Tự Động Trên Bảng Tính

Giáo án Tin học 7 kết nối tri thức Chủ Đề 4 Bài 7: Tính Toán Tự Động Trên Bảng Tính được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tin học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 7: TÍNH TOÁN TỰ ĐỘNG TRÊN BẢNG TÍNH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nhận biết được một số kiểu dữ liệu trên bảng tính.

-       Biết cách nhập và sao chép công thức trên bảng tính.

-       Giải thích được việc đưa các công thức vào bảng tính là một cách điều khiển tính toán tự động trên dữ liệu.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

●     Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

●     Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

-       Năng lực riêng:

●     Sử dụng được công thức, tạo được bảng tính đơn giản có số liệu tính toán bằng công thức.

3. Phẩm chất

-       Rèn luyện tính cẩn thận, chăm chỉ, làm việc khoa học, chính xác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Tin học 7.

-       Tệp THXanh-2.xlxs để sẵn sàng cho bài thực hành.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Tin học 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS bước đầu tìm hiểu một số yêu cầu cần có của phần mềm trước khi vào bài học cụ thể.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi để tìm hiểu trước một số yêu cầu của phần mềm bảng tính.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trao đổi với HS về dự án Trường học xanh đang làm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Trong dự án của em có cần tính toán không?

+ Nếu cần tính toán thì phép toán là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin đoạn văn bản và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Trong dự án của em có cần tính toán bằng phép toán tính tổng và tính trung bình.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tính toán tự động và sử dụng công thức để tính toán là một chức năng đặc biệt trên phần mềm bảng tính. Vậy sử dụng chức năng này như nào và tính toán bằng công thức ra sao, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Tính toán tự động trên bảng tính.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Kiểu dữ liệu trên bảng tính

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được dữ liệu trên ô tính sẽ bao gồn:

- 3 kiểu dữ liệu chính: số, chữ (văn bản) và ngày tháng.

- Công thức. Biểu thức có thể chứa các phép tính toán học như +, -, *, /, ^.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK – tr.34, quan sát Hình 7.1, Hình 7.2, Bảng 7.1 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: các kiểu dữ liệu chính, công thức được nhập theo cú pháp =<biểu thức>.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 7.1, Hình 7.2 và trả lời câu hỏi trong Hoạt động 1 – SGK – tr.34:

1. Bảng tính điện tử nhận biết được các kiểu dữ liệu nào?

2. Các kiểu dữ liệu đó được thể hiện như thế nào trong bảng tính?

Graphical user interface, application, table, Excel

Description automatically generated

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr.34 và tóm tắt kiến thức để HS ghi nhớ:

+ Khi nhập dữ liệu vào các ô, phần mềm sẽ tự động nhận biết được kiểu dữ liệu và hiển thị theo khuôn dạng mặc định.

+ Các kiểu dữ liệu cơ bản mà phần mềm nhận dạng được là văn bản, số, ngày tháng,…

+ Khả năng hỗ trợ tính toán là đặc trưng ưu việt của các chương trình bảng tính.

+ Muốn nhập công thức cần gõ dấu “=” đầu tiên, sau đó gõ biểu thức.

+ Các phép toán đơn giản là +, –, *, /, ^.

+ Công thức tính toán có thể chứa các số, phép toán và các dấu ngoặc tròn.

- GV yêu cầu HS quan sát Bảng 7.1 để biết thêm về một số kí hiệu phép toán dùng trong phần mềm bảng tính:

Table

Description automatically generated

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ghi nhớ”

- GV chia lớp thành các 2 đội và chiếu các biểu thức toán học lên trên bảng. Hai đội sẽ phải viết lại bằng công thức đúng trong phần mềm bảng tính để có thể hiển thị ra kết quả mà không bị lỗi. Đội nào tìm ra kết quả các kiểu thức nhanh nhất và đúng nhất sẽ dành chiến thắng.

1. Chu vi hình tam giác: 26 + 14 + 5

5. Biểu thức:

(8 + 3) x 4 : 2

2. Chu vi hình chữ nhật: (15 + 9) x 2

6. Biểu thức:

(5 + 2)2 + (4 + 3)2

3. Chu vi hình vuông:

8 x 4

7. Biểu thức:

36 : 4 + 20

4. Diện tích hình chữ nhật: 7 x 10

8: Biểu thức:

26 x 5 + 30

- GV thao tác ngay trên máy tính để HS quan sát, sau đó yêu cầu HS thao tác trên máy tính của mình.

- GV chốt kiến thức:

+ Mỗi ô dữ liệu trong bảng tính sẽ thuộc một trang các kiểu sau:

• Kiểu dữ liệu số, chữ, ngày tháng được nhập trực tiếp.

• Kiểu dữ liệu công thức được nhập theo cú pháp: =<biểu thức>.

- GV nhấn mạnh: Kết quả của công thức sẽ phải là số, ngày tháng hoặc kí tự, vậy kết quả của công thức sẽ được phần mềm tự động căn hàng tùy thuộc kiểu dữ liệu của nó.

- Để HS hiểu rõ hơn, GV có thể cho HS thao tác và nhập một vài công thức sai để xem phần mềm cho ra kết quả như thế nào.

- GV chiếu phần Câu hỏi – SGK tr.35, yêu cầu HS thảo luận trả lời: Trong phần mềm bảng tính, công thức tính nào dưới đây sai? Vì sao?

A. = 5^2 + 6*101             B. = 6*(3+2))

C. = 2(3+4)                     D. = 1^2 + 2^2

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK – tr.34, quan sát Hình 7.1, Hình 7.2, Bảng 7.1 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về:

+ Các kiểu dữ liệu trong bảng tính.

+ Cú pháp của công thức trong bảng tính =<biểu thức>.

+ Một số kí hiệu phép toán trong phần mềm bảng tính.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Kiểu dữ liệu trên bảng tính

* Trả lời HĐ1:

1. Bảng tính tự nhận biết dữ liệu là số, chữ hoặc ngày tháng.

2. Bảng tính tự động căn chỉnh theo kiểu dữ liệu vừa nhập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Câu hỏi:

A. = 5^2 + 6*101 → công thức đúng

B. = 6*(3+2)) → công thức sai vì thừa một dấu ngoặc “)”.

C. = 2(3+4) → công thức sai vì giữa 2 và (3+4) không có phép toán.

D. = 1^2 + 2^2 → công th

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án tin học 7 kết nối, soạn mới giáo án tin học 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án tin học 7 kết nối Chủ Đề 4 Bài 7: Tính Toán Tự Động Trên Bảng Tính
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tin học 7 KNTT Chủ Đề 3 Chủ Đề 4 Bài 7: Tính Toán Tự Động Trên Bảng Tính . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án tin học 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận