Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 4 Thực hành tiếng Việt: Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 4 Thực hành tiếng Việt: Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…./…../…..

Ngày dạy:…./…./……

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu, chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương; vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong giao tiếp
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu, chức năng và giá trị của từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương; vận dụng được một số thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong giao tiếp

Năng lực chung

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức vận dụng được một số thành ngữ và tục ngữ thông dụng trong giao tiếp
  • Có trách nhiệm trong công việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập tập, huy động tri thức nền và tạo tâm thế tích cực của HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV yêu cầu hs chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh chia làm bốn đội lớn thực hiện yêu cầu: Hằng ngày em có thường sử dụng hàm ý không? Sử dụng với mục đích gì?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện cá nhân

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- Hs trả lời (trong đó GV làm giám khảo)

- GV yêu cầu hs lắng nghe và bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét , đánh giá và chốt kiến thức

- GV gợi mở: Thường sử dụng hàm ẩn đối với việc mỉa mai, châm biếm,…

- Gv dẫn dắt sang nội dung mới: Tiếng Việt là ngôn ngữ vô cùng phong phú, trong lời ăn tiếng nói hằng ngày chúng ta vẫn dùng những câu chứa hàm ẩn, hàm ý sâu xa bên trong dùng để mỉa mai, châm biếm,…những thói hư tật xấu. Vậy để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu về bài học Thực hành tiếng Việt ngày hôm nay.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Mục tiêu: Nhận biết và vận dụng được lí thuyết từ nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
  3. Nội dung: HS chắt lọc kiến thức, sử dụng SGK trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Lí thuyết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thực hiện: Em hãy nêu khái niệm của nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn? Nêu ví dụ làm rõ?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận các nội dung được giao.

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức GV

 

I. Lí thuyết

1) Khái niệm

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.

- Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn đề cập đến.

2) Ví dụ

- Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu tục ngữ trên có nghĩa tường minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim. Tuy nhiên, nghĩa hàm ẩn, ý nghĩa thật sự mà câu tục ngữ muốn đề cập đến là: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công. Để suy ra nghĩa hàm ẩn, chúng ta phải sử dụng tri thức nền của bản thân và chú ý đến các từ ngữ quan trọng trong câu. Chẳng hạn, trong câu tục ngữ này, chúng ta phải chú ý đến các từ ngữ “mài sắt”, “nên kim”.

- Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống hằng ngày.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức thực hiện
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 4 Thực hành tiếng Việt: Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận