Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 1: Ôn tập

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 1: Ôn tập được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…../…../…..

Ngày dạy:….../…../…...

TIẾT:…..:ÔN TẬP

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức
  • Luyện tập theo chủ đề Những gương mặt thân yêu
  1. Năng lực

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.
  • Nhận biết và phân tích đượ chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.
  • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh; sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp.
  • Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
  • Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác

Năng lực chung

  • Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thương con người, yêu thiên nhiên
  • Trân trọng tình cảm gia đình
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Trong chủ đề những gương mặt thân yêu em ấn tượng với bài học nào nhất? Vì sao em ấn tượng với bài học đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 học sinh chia sẻ trước lớp.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Ấn tượng với các bài đọc Trong lời mẹ hát, Nhớ Đồng, Chái bếp,…Nêu cảm nhận của em sau khi học những bài đó.

- GV dẫn dắt vào bài học: Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều đáng nhớ: gương mặt thân yêu của người thân, bạn bè, vạt nắng hàng cau…Tất cả những điều đó làm nên sự giàu có trong tâm hồn của chúng ta. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau củng cố lại kiến thức chủ đề Những gương mặt thân yêu học thông qua bài Ôn tập nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV.
  5. Tổ chức dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Lí thuyết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu học sinh xem lại phần Tri thức ngữ văn và thực hiện yêu cầu: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức bài 1 (hình thức bảng, sơ đồ tư duy,…)?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS và chuẩn kiến thức GV

- GV dẫn dắt sang nội dung mới

1. Lí thuyết

1. Thơ sáu chữ, bảy chữ

- Vần

- Bố cục

- Mạch cảm xúc

- Cảm hững chủ đạo

- Vai trò của tưởng tượng

2. Từ tượng hình và từ tượng thanh

- Khái niệm

- Ví dụ

- Tác dụng

3. Kiểu bài viết

- Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

4. Những nội dung đã thực hành nói và nghe

- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS và chuẩn kiến thức GV
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:

Bài 1: Tìm một số điểm giống nhau, khác nhau về nội dung và hình thức giữa bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) và Nhớ đồng (Tố Hữu).

Bài 2: Nhận xét về cách ngắt nhịp và gieo vần của khổ thơ sau:

Quả bàng vuông xanh non màu lá

Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca

Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy

Chim liu lo rót mật trước hiên nhà.

(Lê Cảnh Nhạc, Đảo Sơn Ca)

Bài 3: Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh trong các trường hợp sau và cho biết tác dụng của chúng:

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 1: Ôn tập . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận