Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có chứa yếu tố Hán Việt đó

Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có chứa yếu tố Hán Việt đó được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…./…./…..

Ngày dạy:…./…../…...

TIẾT:…..: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được từ Hán Việt thông dụng và từ không có yếu tố Hán Việt.
  • Xác định và phân tích được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
  • Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
  • Năng lực viết, tạo lập văn bản.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
  1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
  2. Chuẩn bị của GV
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung:GV trình bày vấn đề.
  4. Sản phẩm:câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh: Em hãy nêu một số từ Hán Việt mà em thường được nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV gợi ý: Từ mẫu, thiếu nữ, quý nam, trưởng nam, phu quân, quả phụ, nội trợ…

- GV dẫn dắt vào bài: Từ Hán Việt chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thống ngôn ngữ của nước ta và thường xuyên xuất hiện trong văn nói, văn viết. Tuy nhiên ít ai có thể định nghĩa được từ Hán Việt và có bao nhiêu loại từ Hán Việt. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu trong bài thực hành tiếng Việt ngày hôm nay nhé.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
  2. Mục tiêu:

- Nhận biết được từ Hán Việt thông dụng và từ không có yếu tố Hán Việt.

- Xác định và phân tích được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.

  1. Nội dung:HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Từ Hán Việt là gì?

+ Trình bày ví dụ về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 → Ghi lên bảng.

- Từ Hán Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.

Một số yếu tố Hán Việt thông dụng dưới đây có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt:

+ Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ…

+ Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng…

+ Tuyệt (dứt, hết…): tuyệt bút, tuyệt nhiên…

+  Vô (không, không có):  vô bổ, vô tận…

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung:Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
  4. Sản phẩm học tập:Kết quả của HS.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

Câu 1: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

  1. a) Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời.

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

  1. b) Những có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta có phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 8 CTST Bài 3 Thực hành tiếng Việt: Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có chứa yếu tố Hán Việt đó . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới ngữ văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận