Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 1 Đọc 1: Vợ nhặt

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 1 Đọc 1: Vợ nhặt được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu giáo án thể dục chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 1:  CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

..................................................

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết : 11 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
  • Nhận biết được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để có hướng vận dụng phù hợp hiệu quả.
  • Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện, chú ý phân tích đặc điểm riêng trong cách kể của tác giả.
  • Biết thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
  • Thể hiện được tinh thần nhân văn trong việc nhìn nhận, đánh giá con người; đồng cảm với những hoàn cảnh, số phận không may mắn; trân trọng niềm khát khao được chia sẻ yêu thương.

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : VỢ NHẶT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • HS nhận biết được chủ đề và giá trị tư tưởng của tác phẩm
  • HS nhận biết và phân tích được đặc sắc của tình huống, ý nghĩa của nó trong việc bộc lộc tính cách nhân vật, chủ đề tác phẩm.
  • Hs nhận biết và phân tích được những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi của các nhân vật thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu
  • HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố nổi bật của truyện ngắn hiện đại qua đọc tác phẩm
  • HS biết trân trọng tình người, khát vọng hạnh phúc và niềm lạc quan mà các nhân vật đã bộc lộ trong nghịch cảnh.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Vợ nhặt

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Vợ nhặt

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Biết trân trọng tình người, khát vọng hạnh phúc và niềm lạc quan kể cả trong nghịch cảnh.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Vợ nhặt
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về những thông tin nạn đói năm 1945.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS những hiểu biết của em về nạn đói năm 1945.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở: Em biết gì về nạn đói năm Ất Dậu 1945 xảy ra ở Việt Nam? Hãy nêu một số hiểu biết của em về nạn đói năm đó?
  • GV mở đoạn video về nạn đói năm 1945

https://www.youtube.com/watch?v=FZTYjDO-lxE ( 0s đến 1’30s)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về nạn đói năm 1945

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý: Nạn đói năm 1945 có lẽ là một trong những dấu ấn khủng khiếp nhất của lịch sử Việt Nam. Số người chết nhiều không đếm xuể, tình trạng nạn đói trầm trọng nhất phải kể đến tại Thái Bình. Nguyên nhân của nạn đói bắt nguồn từ sự đàn áp bóc lột dã man của chế độ.
  • GV dẫn dắt vào bài: Kim Lân là một tác giả của nông dân. Ông viết hay viết sâu về cuộc đời, cũng như tâm lí của con người. Trong số những tác phẩm của ông không thể không nhắc đến truyện ngắn Vợ nhặt. Vợ nhặt là câu chuyện kể về hoàn cảnh con người trong nạn đói khốn khổ năm Ất Dậu nhưng từ sâu trong câu chuyện nạn đói đó ánh lên tình người cũng như hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Hãy cùng tìm hiểu về tình người đó qua văn bản Vợ nhặt.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Vợ nhặt
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Vợ nhặt
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Vợ nhặt
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc trình bày một số hiểu biết của em về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Cuộc đời – sự nghiệp

- Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài ( 1920 -2007) quê ở Bắc Ninh.

- Ông bắt đầu sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Tập trung chủ yếu vào  đề tài nông dân và nông thôn Bắc Bộ.

- Năm 2001 ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

b. Tác phẩm

- Tác phẩm chính của ông gồm có: Nên vợ nên chồng ( tập truyện ngắn 1955), Con chó xấu xí ( tập truyện ngắn 1962), Tuyển tập Kim Lân (1966).

- Truyện ngắn Vợ nhặt viết về nạn đói năm Ất Dậu 1945. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư mà Kim Lân viết ngay sau CMT8.

- Tuy nhiên bản thảo sau đó bị thất lác, tác giả đã dựa vào cốt truyện của tiểu thuyết này để viết truyện ngắn Vợ nhặt.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Vợ nhặt
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Vợ nhặt
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Vợ nhặt
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhan đề, bố cục và tình huống truyện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Vợ nhặt.

+ Em hiểu thế nào về nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện?

+ Xác định bố cục truyện ngắn?

+ Tình huống truyện Vợ nhặt có gì đặc biệt?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhân vật Tràng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

+ Nhân vật Tràng được hiện lên với ngoại hình như thế nào?

+ Tràng dã suy nghĩ như thế nào khi quyết định “đèo bòng” thêm một người “vợ” giữa nạn đói?

+ Tâm trạng của Tràng thay đổi như thế nào khi đưa vợ về và buổi sáng đầu tiên có vợ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhân vật Thị - người vợ nhặt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

+ Nhân vật Thị được miêu tả như thế nào?

+ Việc theo Tràng về nhà chỉ sau một câu đùa có phải là do Thị quá dễ dãi?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối, soạn mới giáo án Ngữ văn 11 kết nối công văn mới, soạn giáo án, giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 1 đọc 1, giáo án Ngữ văn 11 kết nối bài Vợ nhặt
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 1 Đọc 1: Vợ nhặt . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức. Phần trình bày do Hoài Phương Full tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận