Tải giáo án Mĩ thuật 8 CTST (bản 1) bài 3: Tranh chân dung theo trường phái Biểu hiện

Giáo án Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo (bản 1) bài 3: Tranh chân dung theo trường phái Biểu hiện được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: TRANH CHÂN DUNG THEO TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được tiến trình phát triển, đặc điểm tác phẩm, tác giả tiêu biểu của trường phái Biểu hiện.
  • Phân tích được nét, màu biểu cảm trong tranh của họa sĩ thuộc trường phái Biểu hiện và sản phẩm mĩ thuật.
  • Vẽ được tranh chân dung với nét, màu thể hiện trạng thái cảm xúc của nhân vật theo trường phái Biểu hiện.
  • Sử dụng được nét, hình, màu trong tranh của trường phái Biểu hiện để vẽ chân dung người thân, bạn bè.
  • Tôn trọng sự khác biệt về cách thể hiện đặc điểm riêng bên ngoài và cảm xúc của người khác.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.

Năng lực riêng:

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được cách vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm.
  • Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Tạo được sản phẩm mĩ thuật vẽ tranh chân dung biểu cảm.
  • Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Tìm hiểu về tranh chân dung thuộc trường phái Biểu hiện.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo.
  • Yêu nước và trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 8 – bản 1.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Mĩ thuật 8 bản 1.
  • Giấy, bút chì, tẩy, màu vẽ, một số tác phẩm chân dung biểu cảm của họa sĩ tiêu biểu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1. Quan sát – nhận thức về một số hình thức thể hiện tranh chân dung

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1 - SGK.14 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở: tìm hiểu về biểu cảm của nhân vật, hình thức thể hiện màu sắc, đường nét, hình ảnh, không gian trong mỗi bức tranh.
  4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu bức tranh sau và đặt câu hỏi cho HS:

Quan sát hình và cho biết:

+ Biểu cảm của nhân vật trong bức tranh.

+ Cảm nhận về trạng thái, tinh thần nhân vật trong tranh.

+ Hình thức thể hiện màu sắc, đường nét, hình ảnh và không gian trong mỗi bức tranh.

  

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Hình 1:

  • Biểu cảm nhân vật: Hoang mang, lo lắng.
  • Màu sắc tăm tối, đường nét rõ ràng

+ Hình 2:

  • Biểu cảm nhân vật: Buồn rầu.
  • Màu sắc tối, thể hiện sự u buồn.

+ Hình 3:

  • Biểu cảm nhân vật: Vui vẻ, hạnh phúc.
  • Màu sắc tươi sáng.

+ Cảm nhận về trạng thái, tinh thần nhân vật trong tranh: Bức tranh vẽ lên được cảm xúc của người trong tranh, vui,buồn, hạnh phúc,..

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tranh chân dung là một thể loại nhận được sự quan tâm sáng tác của các họa sĩ thuộc nhiều trường phái nghệ thuật khác nhau. Trong đó có nghệ thuật trường phái Biểu hiện yêu thích và quan tâm đến tranh chân dung nhất, để tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật này, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 3: Tranh chân dung theo trường phái Biểu hiện.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Cách vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa, thảo luận và chỉ ra cách vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 2 - SGK.15 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết cách vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình minh họa – SGK tr.15 và trả lời câu hỏi:

 
 

+ Nêu các bước vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm.

+ Cách vẽ chân dung với nét, màu biểu cảm có điểm gì khác với cách vẽ chân dung thông thường?

+ Tạo đặc điểm và biểu cảm cho chân dung được thực hiện ở bước thứ mấy?

+ Để thể hiện được trạng thái biểu cảm của nhân vật nên vẽ màu như thế nào?

- GV gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK mục 2 - SGK tr.15 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về: Cách vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận và nhấn mạnh: Từ những nét vẽ hình khuôn mặt bằng cảm nhận kết hợp với màu sắc có thể phát triển thành tranh chân dung theo trường phái Biểu hiện..

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2. Cách vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm

- Có 4 bước để vẽ tranh chân dung với nét, màu biểu cảm:

+ Bước 1: Quan sát và vẽ hình chân dung nhân vật bằng cảm nhận.

+ Bước 2: Vẽ thêm nét thể hiện đặc điểm và biểu cảm của chân dung.

+ Bước 3: Vẽ màu khái quát phù hợp với trạng thái biểu cảm của hình dân dung.

+ Bước 4: Điều chỉnh nét, màu thể hiện rõ biểu cảm của chân dung và vẽ nền, hoàn thiện bức tranh.

+ Cách vẽ chân dung với nét, màu biểu cảm tạo sự sinh động, có hồn khác với cách vẽ chân dung thông thường.

+ Tạo đặc điểm và biểu cảm cho chân dung được thực hiện ở bước thứ 2.

+ Để thể hiện được trạng thái biểu cảm của nhân vật nên vẽ màu tùy thuộc vào trạng thái muốn vẽ.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3: Vẽ tranh chân dung biểu cảm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lựa chọn người sẽ vẽ, quan sát để ghi nhớ đặc điểm và ấn tượng về trạng thái tinh thần của nhân vật.
  2. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ và HS thực hành vẽ tranh chân dung biểu cảm.
  3. Sản phẩm học tập: Sản phẩm tranh chân dung biểu cảm của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Lựa chọn người sẽ vẽ, quan sát để ghi nhớ đặc điểm và ấn tượng về trạng thái tinh thần của nhân vật.

- GV cho HS quan sát một số bức tranh vẽ chân dung của các họa sĩ:

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ thuật 8 CTST (bản 1) bài 3: Tranh chân dung theo trường phái Biểu hiện . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận