Tải giáo án Mĩ thuật 8 CD Bài 3: Thực hành nghệ thuật phù điêu

Giáo án Mĩ thuật 8 cánh diều Bài 3: Thực hành nghệ thuật phù điêu được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: THỰC HÀNH NGHỆ THUẬT PHÙ ĐIÊU

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được tên gọi, kĩ thuật chạm khắc.
  • Thực hiện được phù điêu hoa văn theo kĩ thuật trổ thùng hoặc khoét lõm.
  • Giải thích được ý tưởng, nội dung một số sản phẩm/tác phẩm phù điêu.
  • Đánh giá sản phẩm và thực hành ứng dụng vào đời sống.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Thông qua các biểu hiện sau:

  • Sưu tầm tư liệu tranh, ảnh về bức phù điêu.
  • Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
  • Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để thiết kế tạo hình phù điêu; cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
  • Biết sử dụng vật liệu, dụng cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm.

Năng lực mĩ thuật:

  • Nhận biết các kĩ thuật phù điêu.
  • Từ những kiến thức về nghệ thuật phù điêu, thực hiện phù điêu hoa văn theo các kĩ thuật
  • Cảm nhận những giá trị lịch sử, ý nghĩa của những họa tiết trên tác phẩm phù điêu.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Biết thể hiện tình yêu thương, quan tâm đến người thân, bạn, thầy, cô giáo qua sản phẩm,…
  • Chăm chỉ: Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.
  • Trách nhiệm: Biết giữ gìn vệ sinh lớp học; nhặt giấy vụn bỏ vào thùng rác, không để hồ dán, dính lên bàn ghế,… Biết bảo quản sản phẩm của mình, trân trọng sản phẩm của bạn và của người khác tạo ra.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 8.
  • Kế hoạch dạy học, giáo án điện tử, hình minh họa.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, vở thực hành Mĩ thuật 8.
  • Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được kĩ thuật chạm khắc phù điêu, giới thiệu bài học.
  3. Nội dung: HS chơi trò chơi nhận biết nghệ thuật phù điêu.
  4. Sản phẩm: Phần chơi trò chơi của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đuổi hình bắt chữ.

- GV phổ biến luật chơi:

+ GV chia lớp thành 2 đội.

+ GV chiếu tranh cần đoán và yêu cầu trong thời gian 1 phút, đội nào giơ tay trước sẽ có quyền trả lời.

             Tranh 1                      Tranh 2                     Tranh 3                   Tranh 4

+ Đội nào trả lời đúng và nhiều tranh hơn sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chơi trò chơi theo đội.

- HS đưa ra câu trả lời :

+ Tranh 1: Cổ loa

+ Tranh 2: Tranh thủ

+ Tranh 3: Thảm họa

+ Tranh 4: Phù điêu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV công bố kết quả trò chơi, nhận xét câu trả lời của các đội.

- GV kết luận: Phù điêu là một loại hình điêu khắc, sử dụng phương pháp đục, khoét, chạm, trổ, gò trên các chất liệu như gỗ, đá, kim loại,… để đắp nổi hoặc khoét lõm. Phù điêu khắc họa hoa lá, động vật, con người,…

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Thực hành nghệ thuật phù điêu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40 phút)

Hoạt động 1: Quan sát – Nhận thức (25 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được đặc điểm, kĩ thuật, hình tượng hoa văn được sử dụng trong nghệ thuật phù điêu.

- Nêu được hình tượng và ý nghĩa của mỗi bức phù điêu.

  1. Nội dung:

- Quan sát hình ảnh, nêu kĩ thuật tạo hình và hình tượng hoa văn trên mỗi bức phù điêu.

- Cảm nhận ý nghĩa và hình tượng của mỗi bức phù điêu.

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về kĩ thuật tạo hình và hình tượng hoa văn trên mỗi bức phù điêu

- Phần cảm nhận về ý nghĩa, hình tượng của bức phù điêu.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ HS quan sát hình ảnh SHS tr.11 và cho biết:

+ Hình tượng hoa văn được sử dụng trên mỗi bức phù điêu.

+ Kĩ thuật tạo hình của mỗi bức phù điêu.

+ Hình tượng và ý nghĩa của mỗi bức phù điêu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh trong SHS kết hợp những hiểu biết của mình.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm đôi.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

+ Hình tượng hoa văn:

 

1. Quan sát – Nhận thức

- Phù điêu: Là một thể loại nghệ thuật điêu khắc, biểu hiện không gian theo quy luật kết hợp 2D và 3D.

- Các kĩ thuật phù điêu:

+ Chạm thủng là kĩ thuật sử dụng các loại dụng cụ như: dục, dùi nhọn, dao,... khoét bỏ những phần thừa ở khối đá, gỗ, kim loại để tạo ra những lỗ thủng trên bức phù điêu.

+ Kĩ thuật đắp nổi thường được thực hiện trên vật liệu đất, đá, gỗ.

+ Kĩ thuật khảm là hoạt động gắn các vật liệu như: sành, sứ, vỏ trai, kim loại, gỗ, đá lên một bề mặt để trang trí.

- Ứng dụng: Nghệ thuật phù điêu được ứng dụng đa dạng trong cuộc sống; trang trí kiến trúc, tạo hình sản phẩm,...

 

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ thuật 8 CD Bài 3: Thực hành nghệ thuật phù điêu . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Mĩ thuật 8 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận