Tải giáo án Mĩ thuật 8 CD Bài 1: Trang trí theo nguyên lí chuyển động

Giáo án Mĩ thuật 8 cánh diều Bài 1: Trang trí theo nguyên lí chuyển động được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Mĩ thuật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ: DI SẢN MĨ THUẬT

BÀI 1: TRANG TRÍ THEO NGUYÊN LÍ CHUYỂN ĐỘNG

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được nguyên lí chuyển động trong trang trí trên di sản mĩ thuật.
  • Trình bày được nguyên lí chuyển động trong trang trí.
  • Vận dụng được họa tiết theo nguyên lí chuyển động vào đời sống.
  • Có ý thức trân trọng, phát huy di sản mĩ thuật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Thông qua các biểu hiện sau:

  • Sưu tầm tư liệu tranh, ảnh về hoa văn trên di sản mĩ thuật.
  • Biết sử dụng vật liệu, dụng cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm.

Năng lực mĩ thuật:

  • Xác định được nguyên lí chuyển động trong trang trí trên các di sản mĩ thuật.
  • Vận dụng những kiến thức đã học về họa tiết theo nguyên lí chuyển động vào đời sống.
  • Có ý thức trân trọng, biết phát huy di sản mĩ thuật.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức tham gia thảo luận, thực hành sản phẩm, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào học tập và đời sống hàng ngày.
  • Nhân ái, trách nhiệm: Biết giữ gìn, trân trọng và phát huy di sản mĩ thuật trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 8.
  • Tranh, ảnh về hoa văn trên di sản mĩ thuật và những sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật có yếu tố trang trí theo nguyên lí chuyển động.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, vở thực hành Mĩ thuật 8.
  • Màu vẽ, giấy, bút chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được một số dạng hoa văn trên các di sản mĩ thuật.

- Mô tả được chiều hướng chuyển động của hoa văn trên mỗi sản phẩm, giới thiệu bài học.

  1. Nội dung:

- HS xem các video clip có hình ảnh di sản mĩ thuật được trang trí bằng các dạng hoa văn.

- Tìm hiểu các dạng hoa văn và hướng chuyển động của hoa văn trên các di sản mĩ thuật.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các dạng hoa văn và hướng chuyển động của hoa văn trên các di sản mĩ thuật.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS xem video clip về di sản mĩ thuật trống đồng Đông Sơn được trang trí bằng các dạng hoa văn.

https://www.youtube.com/watch?v=dI8uzIxaEIA (Từ 0:24 đến 2:27)

- GV nêu câu hỏi:

+ Em biết các dạng hoa văn nào xuất hiện trong video clip?

+ Kể tên các hướng chuyển động của hoa văn trong video clip?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ, quan sát video clip.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi và ghi câu trả lời ra giấy.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của HS trong lớp.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi:

 + Các dạng hoa văn trên trống đồng.

+ Các hướng chuyển động của hoa văn trên trống đồng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Hoa văn trang trí trên trống đồng là hình ảnh ngôi sao lớn; các loại chim thú như chim Lạc, chim Hồng và xen kẽ là hươu nai; hình ảnh nhà sàn dân tộc, nhạc cụ trống và kèn,…

+ Các hoa văn được sắp xếp tạo hướng vận động khác nhau hoặc tạo sự di chuyển của mắt trên sản phẩm trống đồng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Trang trí theo nguyên lí chuyển động.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40 phút)

Hoạt động 1: Quan sát – Nhận thức (25 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả được một số hướng chuyển động của hoa văn trên các di sản mĩ thuật; nhận biết được cách sắp xếp những hoa văn đó trên di sản.

- Nhận biết được nguyên lí chuyển động mở và nguyên lí chuyển động khép kín; chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của di sản.

  1. Nội dung:

- Những kiến thức cơ bản về các họa tiết trang trí, chiều hướng chuyển động của các họa tiết.

- Các sản phẩm được trang trí theo nguyên lí chuyển động.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên các họa tiết trang trí và chiều hướng chuyển động của các họa tiết.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình ảnh trong SHS tr.3 và cho biết:

- Tên các họa tiết trang trí.

- Chiều hướng chuyển động của các họa tiết trang trí.

- Tên một số sản phẩm được trang trí theo nguyên lí chuyển động.

 
  

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh trong SHS kết hợp những hiểu biết của mình.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm đôi.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

+ Các họa tiết trang trí là: hoa sen, chim lạc, hình sóng nước, chuyển động lượn sóng,…

+ Các họa tiết chuyển động theo hướng

●       Mặt trống đồng : Sắp xếp xoay tròn quanh một tâm.

●       Sắp xếp hình xoáy trôn ốc.

●       Tượng rồng đá: Sắp xếp theo chiều để phát triển, kéo dài chuỗi họa tiết.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV gợi ý cho HS chia sẻ thêm hiểu biết về các cách trang trí theo hướng chuyển động.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Quan sát – Nhận thức

- Nguyên lí chuyển động trong trang trí: sắp xếp các họa tiết tạo các hướng vận động khác nhau hoặc tạo sự di chuyển của mắt trên sản phẩm trang trí.

- Nguyên lí trang trí họa tiết theo hướng chuyển động có các dạng như: sắp xếp xoay tròn quanh một tâm tạo sự khép kín; sắp xếp hình xoáy trôn ốc tạo sự mở của bố cục; sắp xếp theo chiều để phát triển, kéo dài chuỗi hoạ tiết,...

- Sự xuất hiện của những họa tiết trang trí trên đồ vật thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của con người. Hoạ tiết trang trí không chỉ làm đẹp cho sản phẩm mà còn mang ý nghĩa lịch sử và văn hoá của quốc gia, dân tộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm ý tưởng và tìm hiểu các bước thực hành (15 phút)

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Mĩ thuật 8 CD Bài 1: Trang trí theo nguyên lí chuyển động . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn mới Mĩ thuật 8 cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận