Danh mục bài soạn

Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 8: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo bài 8: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Lịch sử và Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Nêu được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, sông ngòi,...) của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của địa hình, sông ngòi đối với sản xuất và đời sống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
  • Giao tiếp hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm cũng như trình bày trước lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: liên hệ, phát hiện một số vấn đề của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, của địa phương, từ đó đề xuất một số giải pháp đơn giản nhằm bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Trình bày được vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ; Nêu được một số đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất và đời sống; Kể được tên một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: Xác định được vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ; Nêu được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, sông ngòi,...) của vùng Đồng bằng Bắc Bộ thông qua đọc bản đồ hoặc lược đồ; Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của địa hình, sông ngòi đối với sản xuất và đời sống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ qua tranh ảnh, video.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên địa phương em đang sinh sống.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: tự hào về các địa danh và thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Chăm chỉ: chủ động học tập, tìm hiểu về vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 1 SHS tr.32 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày hiểu biết của em về sông Hồng.

 

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Sông Hồng còn có tên gọi khác là Hồng Hà hoặc sông Cái. Dòng sông này có tổng chiều dài khoảng 1149 km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào lãnh thổ Việt Nam theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ.

+ Các phụ lưu chính của sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam có thể kể đến là sông Đà, sông Lô.

+ Chế độ nước sông Hồng có hai mùa:

          ·          Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10, phù hợp với mùa mưa.

          ·          Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

+ Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình khoảng 100 triệu tấn/nǎm.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 8 – Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí địa lí của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Các tiến hành

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Quan sát hình 2, hãy:

+ Xác định trên lược đồ vị trí vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Kể tên các vùng và vịnh biển tiếp giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

 

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Vùng Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

+ Phía bắc và phía tây của vùng Đồng bằng Bắc Bộ giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía nam giáp với Duyên hải miền Trung; phía đông là vịnh Bắc Bộ.

- GV mở rộng kiến thức: Giới thiệu đảo Cát Bà (Hải Phòng).

+ Đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km.

+ Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Lan Hạ.

+ Đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận.

  
  

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất, đời sống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đặc điểm thiên nhiên của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Nêu được thuận lợi và khó khăn của địa hình, sông ngòi đến sản xuất và đời sống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 2, 3, 4 kết hợp đọc thông tin SHS tr.33, 34 thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Đóng vai làm chuyên gia địa hình.

+ Đóng vai làm chuyên gia khí hậu.

+ Đóng vai làm chuyên gia sông ngòi.

 
 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 2 SHS tr.33 và cho biết: Mô tả đặc điểm tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Yếu tố

Thuận lợi

Khó khăn

Địa hình

- Thuận lợi cho cư trú, sản xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản,...

- Một số khu vực núi có cảnh quan đẹp tạo điều kiện để phát triển du lịch.

- Nhiều ô trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Sông ngòi

- Thuận lợi cho trồng trọt, đặc biệt trồng rau vụ đông.

- Khí hậu nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển.

Khí hậu

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải và nuôi trồng thủy sản.

- Mùa khô, mực nước sông hạ thấp nên giao thông đường thuỷ, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn.

- Mùa mưa, mực nước sông dâng cao, dễ gây ra tình trạng lũ lụt.

- GV kết luận: Múa hát dân gian là những loại hình nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng các dân tộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về bảo vệ thiên nhiên

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả thảo luận.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 8: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận