Danh mục bài soạn

Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Lịch sử và Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,...) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
  • Giao tiếp và hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện vấn đề của vùng, liên hệ với địa phương, đặt câu hỏi, nêu ý kiến làm sáng tỏ thông tin.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Trình bày được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Nêu được đặc điểm của thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Liệt kê được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: Xác định được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Quan sát và mô tả được một số địa danh tiêu biểu của vùng trên bản đồ hoặc lược đồ; Quan sát lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu; mô tả và lí giải được phần nào về một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được một số ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: thể hiện tình yêu Tổ quốc thông qua việc tự hào về các địa danh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Nhân ái: thông cảm với những khó khăn của vùng núi đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 1, 2, 3 SHS tr.15 và trả lời câu hỏi: Các hình 1, 2, 3 gợi cho em điều gì về thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 
 
 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình rất đa dạng, bao gồm: các dãy núi, cao nguyên, thung lũng,… đặc biệt, tại đây có dãy núi Hoàng Liên Sơn đồ sộ với đỉnh Phan-xi-păng cao nhất Đông Dương.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có mùa đông lạnh nhất cả nước. Ở những vùng núi cao, vào mùa đông, đôi khi có tuyết rơi.

+ Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông lớn. Các sông này có tiềm năng phát triển thủy điện và du lịch

.- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Các tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình 4 SHS tr.16 và trả lời câu hỏi:

+ Xác định trên lược đồ vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Nêu tên các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

- GV mời 1 – 2 cặp HS trình bày kết quả thảo luận. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ của Việt Nam tiếp giáp với: Trung Quốc (ở phía Bắc), Lào (ở phía tây), vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung (ở phía nam), vịnh Bắc Bộ (ở phía đông).

- GV cung cấp thông tin cho HS về điểm cực Bắc và cực Tây của vùng:

+ Điểm cực Bắc nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

          ·          Cách cột cờ Lũng Cú vài km về phía bắc.

          ·          Nơi sinh sống của dân tộc thiểu số Mông, Tày, Hoa, Pu Péo, Giáy,...

          ·          Lũng Cú có cột cờ quốc gia với lá cờ rộng 54m2.

+ Điểm cực Tây là cột mốc giao điểm đường biên giới 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.

          ·          Còn gọi là mố A Pa Chải.

          ·          Nằm trên đỉnh Khoan La San cao 1866m, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đặc điểm của thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

GV sử dụng phương pháp mảnh ghép với 2 nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Vòng chuyên gia

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (3 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm 1 tìm hiểu đặc điểm về địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Nhóm 2 tìm hiểu đặc điểm về khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Nhóm 3 tìm hiểu về đặc điểm sông, hồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 SHS tr.16 và trả lời câu hỏi:

+ Mô tả đặc điểm thiên nhiên và xác định vị trí các đối tượng địa lí, các địa danh liên quan trên hình.

+ Đánh giá ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng (thuận lợi và khó khăn).

­- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Xác định:

          ·          Hầu hết diện tích của các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có độ cao địa hình từ 0 - 50m.

          ·          Khu vực địa hình có độ cao 50 - 200m là: Vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc); vùng núi Tam Điệp (Ninh Bình); phía Tây thành phố Hà Nội và đảo Cát Bà (Hải Phòng).

+ Ảnh hưởng của địa hình đến sản xuất và đời sống:

          ·          Ảnh hưởng tích cực: địa hình đồng bằng thuận lợi cho cư trú, sản xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản,... Một số khu vực núi có cảnh quan đẹp tạo điều kiện để phát triển du lịch.

          ·          Ảnh hưởng tiêu cực: địa hình có nhiều ô trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

Nhiệm vụ 2: Vòng mảnh ghép

- GV hướng dẫn HS tạo mảnh ghép và mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV mở rộng kiến thức cho HS:

Đỉnh Phan-xi-păng:

+ Đỉnh núi cao nhất nước ta và bán đảo Đông Dương.

+ Giáp với Lào Cai và Lai Châu.

+ Núi tên “Hủa Xi Pan” mang nghĩa “phiến là khổng lồ chênh vênh”.

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

­

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

­

- HS chia nhóm.

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

­

- HS trả lời.

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ.

 

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận