Danh mục bài soạn

Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Lịch sử và Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và Địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật,...
  • Sử dụng được một số phương tiện môn học vào học tập môn Lịch sử và Địa lí.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ, giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công.
  • Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn của GV.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Đọc được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh ở mức đơn giản.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: Từ những nguồn tư liệu, số liệu, lược đồ hoặc bản đồ nêu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng vật lí.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định được vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ; Sử dụng được biểu đồ, số liệu,... để nhận xét về một số hiện tượng địa lí.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Hãy kể với các bạn một vài phương tiện học tập mà em biết.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí là: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật,...

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản đồ, lược đồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được bản đồ, lược đồ ở mức đơn giản.

- Từ những nguồn bản đồ, lược đồ nếu được nhận xét về đặc điểm và mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng vật lí.

b. Các tiến hành

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Đọc thông tin, quan sát hình 1 SHS tr.6, kể tên các yếu tố của bản đồ và nêu nội dung chính được thể hiện trong bản đồ.

 

+ Đọc thông tin, quan sát hình 2 SHS tr.7, xác định nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa và nêu thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa.

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về bản đồ, lược đồ khác.

 
 

Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng

 

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Các yếu tố của bản đồ: tên bản đồ; phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ; kí hiệu trên bản đồ.

+ Xác định các hướng: bắc, nam, đông, tây.

+ Dãy núi: Hoàng Liên Sơn; cánh cung Sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn; cánh cung Bắc Sơn; cánh cung Đông Triều.

+ Cao nguyên: cao nguyên Sơn La; cao nguyên Mộc Châu.

+ Nơi Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa là Hát Môn.

+ Thời gian Hai Bà Trưng khởi nghĩa là: tháng 3 năm 40.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản đồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được biểu đồ ở mức đơn giản.

- Từ những thông tin có trong bản đồ nhận xét được về vị trí của một địa điểm, một phạm vi không gian trên bản đồ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình 3 SHS tr.7 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Các yếu tố của một biểu đồ.

+ Biểu đồ thể hiện nội dung gì về dân số các vùng.

+ Vùng nào có số dân nhiều nhất, ít nhất. Số dân các vùng đó là bao nhiêu?

 

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trên biểu đồ:

+ Tên vùng.

+ Số liệu.

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Các yếu tố của một biểu đồ gồm: tên biểu đồ; chú giải và các thông tin trên biểu đồ.

+ Biểu đồ thể hiện về số lượng dân cư giữa các vùng ở Việt Nam năm 2020.

+ Vùng có số dân nhiều nhất là Nam Bộ (với 36 triệu người); vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên (với 6 triệu người).

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh biểu đồ khác.

 
 
 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về bảng số liệu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được bảng số liệu ở mức đơn giản.

- Từ những thông tin có trong bảng số liệu nhận xét được về một số hiện tượng vật lí.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, dựa vào bảng số liệu SHS tr.8 và trả lời câu hỏi:

+ Các yếu tố của một bảng số liệu.

+ Bảng số liệu thể hiện nội dung gì về các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên.

+ Tên cao nguyên có độ cao trung bình trên 1000m.

 

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Các yếu tố của một bảng số liệu bao gồm: tên bảng số liệu; các thông tin mà bảng số liệu thể hiện.

+ Bảng số liệu trên thể hiện: độ cao trung bình của các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên.

+ Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình trên 1000m.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh bảng số liệu khác.

 
 
 
 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về sơ đồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đọc được sơ đồ ở mức đơn giản.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình 4 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi:

+ Tên sơ đồ.

+ Nội dung chính của sơ đồ.

+ Có bao nhiêu cổng thành trong sơ đồ.

 

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận