Danh mục bài soạn

Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em

Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Lịch sử và Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG EM

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số nét về văn hóa (ví dụ: nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực,...) của địa phương.
  • Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.
  • Kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp hợp tác: sử dụng được ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để giới thiệu về món ăn, trang phục hoặc lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Mô tả được một số nét về văn hóa của địa phương.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: Kể lại câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: tự hào với lịch sử và truyền thống địa phương em.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Kể tên một số món ăn đặc trưng ở địa phương em đang sinh sống.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về món ăn địa phương.

Bánh gai

Bánh đa cua

Cốm

Bánh đậu xanh

Cao lầu

Bún bò Huế

Bánh đập

Nem chua

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số nét văn hóa của địa phương em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả khái quát một số đặc điểm văn hóa: ẩm thực, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội.

- Tìm hiểu một món ăn (tên, nguyên liệu, quy trình chế biến, cảm nhận); lễ hội (tên, thời gian, địa điểm, các hoạt động chính, ý nghĩa và chia sẻ cảm nhận);...

b. Các tiến hành

- GV chia HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Sưu tầm thông tin về: nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực nổi bật ở địa phương em.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về nhà ở, trang phục, món ăn, lễ hội tiêu biểu ở địa phương.

Trang phục truyền thống dân tộc Thái

Trang phục truyền thống người H-Mông

Nhà sàn Tây Nguyên

Nhà trình tường

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Lễ hội đền Trần

- GV hướng dẫn HS thảo luận:

Nhà ở

Trang phục

Tên gọi

Tên gọi

Loại hình nhà

Kiểu dáng trang phục

Chất liệu làm nhà

Chất liệu vải

Hình dáng bên ngoài

Màu sắc

Nội thất bên trong

Phụ kiện đi kèm

Hình ảnh minh họa (nếu có)

Hình ảnh minh hoa (nếu có)

 

Món ăn

Lễ hội tiêu biểu

Tên gọi

Tên gọi

Nguyên liệu

Thời gian tổ chức

Cách chế biến, cách dùng

Địa điểm tổ chức

Màu sắc

Những hoạt động trong lễ hội

Mùi vị

Thành phần tham gia

Hình ảnh minh họa (nếu có)

Hình ảnh minh họa (nếu có)

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp HS trình bày kết quả. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về danh nhân ở địa phương em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Kể tên danh nhân, quá trình hoạt động của danh nhân gắn với những câu chuyện nào (nội dung, ý nghĩa câu chuyện).

- Nêu được cảm nhận về danh nhân.

b. Cách tiến hành

- GV lí giải cho HS:

+ Danh nhân là những người có công trạng với đất nước và được đất nước vinh danh. Họ có thể là những nhà văn hóa, nhà quân sự, nhà khoa học,...

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh về danh nhân tiêu biểu ở địa phương.

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi.

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi.

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương em . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận