Danh mục bài soạn

Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 12: Thăng Long - Hà Nội

Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo bài 12: Thăng Long - Hà Nội được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Lịch sử và Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: THĂNG LONG – HÀ NỘI

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của Thăng Long – Hà Nội trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Nêu được đặc điểm tự nhiên của Thăng Long thể hiện ở Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
  • Nêu được một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.
  • Trình bày được một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội thông qua các tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về Thăng Long tứ trấn, sự tích Hồ Gươm, Hoàng Diệu chống thực dân Pháp, chuyện Hà Nội đánh Mỹ.
  • Sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí, nêu được Hà Nội là trung tâ, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam.
  • Thể hiện được ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
  • Giao tiếp hợp tác: tự tin trao đổi với thành viên nhóm cũng như trình bày trước lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: xác định và làm rõ được thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu về Thăng Long – Hà Nội cho sẵn theo hướng dẫn.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: phân tích được đặc điểm tự nhiên của Thăng Long thể hiện ở Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn; nêu được một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: trình bày được một số nét chính về lịch sử Thăng Long – Hà Nội thông qua các tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về Thăng Long tứ trấn, sự tích Hồ Gươm, Hoàng Diệu chống thực dân Pháp, chuyện Hà Nội đánh Mỹ.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: xác định được vị trí địa lí của Thăng Long – Hà Nội trên bản đồ hoặc lược đồ; sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí, nêu được Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam; thể hiện được ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của Thăng Long – Hà Nội; sử dụng được đường thời gian để biểu diễn quá trình lịch sử của Thăng Long – Hà Nội.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về Thăng Long – Hà Nội.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều mà mình biết về Thủ đô Hà Nội.

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá: Hà Nội thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, có lịch sử hàng nghìn năm với nhiều phố cổ, có các công trình kiến trúc lâu đời, tập trung nhiều cơ quan chính trị quan trọng của đất nước,…

 
  


- GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh giới thiệu về địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long

 

Hồ Hoàn Kiếm

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 12 – Thăng Long – Hà Nội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí của Thăng Long – Hà Nội trên lược đồ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí của Thăng Long – Hà Nội.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 1 và nêu nhiệm vụ: Xác định vị trí của Thăng Long – Hà Nội, vị trí của Hà Nội hiện nay và vị trí Hoàng Thành Thăng Long.

 
  

 

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Thành phố Hà Nội có phía bắc giáp với các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang; phía Nam giáp với tỉnh Hà Nam; phía đông giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên; phía tây giáp với tỉnh Hoà Bình. Di tích Cố đô: Hoàng thành Thăng Long thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội ngày nay.

+ Thăng Long - Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Thuở ban đầu là vùng trung tâm Hoàng thành Thăng Long và các vùng lân cận. Trải qua nhiều thời kì, địa giới của Hà Nội đã có sự mở rộng như hiện nay.

* Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Thăng Long thể hiện ở Chiếu dời đô

- GV yêu cầu HS đọc Chiếu dời đô và quan sát hình 2 và nêu nhiệm vụ: Đặc điểm tự nhiên của vùng đất Đại La và lí giải việc Lý Công Uẩn dời đô về nơi này.

 

- GV gợi ý HS: Khai thác các từ, cụm từ trong Chiếu dời đô như: “ở giữa khu vực trời đất”, “thế rồng cuộn hổ ngồi”, “chính giữa”, “tiện nghi núi sông sau trước” “mặt đất rộng” “bằng phẳng” “thế đất cao”, “sáng sủa”, “dân cư không khổ thấp trũng tối tăm”, “muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh” “nơi thắng địa”, “chỗ tụ hội quan yếu”, “thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV mở rộng kiến thức cho HS: việc dời đô từ Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội) cho thấy tầm nhìn xa trông rộng (cho đến ngày nay, Hà Nội vẫn là Thủ đô của Việt Nam) và tấm lòng yêu thương dân, chăm lo cho dân của vua Lý Thái Tổ.

- GV lưu ý cho HS: khi Chiếu dời đô được ban bố thì bấy giờ Đại La (tên cũ của Hà Nội) vẫn chưa đổi tên thành Thăng Long, nên Chiếu dời đô đề cập đến thành Đại La, tức là Thăng Long.

+ Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết:“Mùa thu, tháng 7, vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở bến ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long. Đồi châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, thành Hoa Lư làm phủ Trường Yên, sông Bắc Giang làm sông Thiên Đức. Xuống chiếu phát tiền kho hai vạn quan thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức 8 sở, đều dựng bia ghi công”.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các tên gọi khác của Hà Nội và câu chuyện gắn với lịch sử Thăng Long – Hà Nội

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về các tên gọi khác của Hà Nội

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được các tên gọi khác của Hà Nội.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.50 và nêu nhiệm vụ: Kể các tên gọi khác của Hà Nội.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức. Trong quá trình hình thành, Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau như: Long Đỗ, Tống Bình, Đông Đô, Bắc Thành,…

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu về một số câu chuyện, sự kiện gắn với lịch sử của Thăng Long – Hà Nội

- GV yêu cầu HS đọc lần lượt các câu chuyện, quan sát hình từ 3 đến 6 và nêu nhiệm vụ: Tóm tắt các câu chuyện, rút ra các sự kiện gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin, quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: đặc điểm tự nhiên của Đại La: ở vị trí đắc địa, có địa hình, địa thế thuận lợi, cảnh vật tươi tốt. Điều này tạo thuận lợi cho việc sinh sống và sản xuất của nhân dân “muôn đời”, nhân dân không còn chịu khổ cảnh “thấp trũng tối tăm” của vùng đất Hoa Lư. Đây chính là lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin.

 

- HS trả lời: Trong quá trình hình thành, Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau như: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh và Bắc Thành.

 

- HS trả lời: Lịch sử Thăng Long – Hà Nội gắn liền với các câu chuyện, sự kiện như:

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 12: Thăng Long - Hà Nội . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận