Tải giáo án Đạo đức 4 cánh diều Bài 4: Em thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

Giáo án Đạo đức 4 Cánh diều Bài 4: Em thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Đạo đức chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: EM THỂ HIỆN SỰ CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khắn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ lời nói thể hiện sự biết ơn với người gặp khó khăn.
  • Góp phần hình thành năng lực phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia hoạt động về kinh tế - xã hội.
  1. Phẩm chất
  • Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước, chăm chỉ.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Đạo đức 4.
  • Các video, clip liên quan đến sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
  • Tranh, hình ảnh về sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Cách tiến hành

- GV nêu tên trò chơi: Sóng xô?

- GV hướng dẫn luật chơi:

+ Lớp đứng thành vòng tròn lớn hoặc thành vòng tròn nhỏ.

+ HS nắm tay nhau. Khi GV hô “Sóng xô, sóng xô”; cả lớp đáp “Xô ai, xô ai”.

+ GV: “Xô các bạn nam đeo khẩu trang màu xanh/ Xô các bạn có kẹp tóc màu vàng,...”.


+ Bạn nào bị sóng xô sẽ nghiêng ngả ra sau. Nhiệm vụ của bạn khác là vẫn nắm tay bạn để giữ bạn đứng vững, không bị xô ngã.

- GV đặt câu hỏi cho HS sau khi hoàn thành trò chơi.

+ Theo em, “cơn sóng” tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống?

+ Khi thấy một ai đó gặp sóng gió, chúng ta cần làm gì?

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ “Cơn sóng” tượng trưng cho những khó khăn mà ai đó sẽ gặp phải trong cuộc sống.

+ Khi một ai đó gặp sóng gió chỉ cần những người xung quanh dang tay nâng đỡ, cứu giúp thì sẽ là nguồn động lực to lớn để người đó đứng vững và đi tiếp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống ai cũng sẽ có những lúc gặp khó khăn vì vậy các em cần phải có ý thức giúp đỡ những việc vừa sức khi thấy có người gặp khó khăn Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 4: Em thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn để biết được những việc làm giúp đỡ người gặp khó khăn nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận biết được những việc cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn cần thực hiện bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện Một li sữa và trả lời câu hỏi:

+ Cô bé đã làm gì khi thấy cậu bé nghèo đòi xin một cốc nước?

+ Vì sao hóa đơn viện phí đã được bác sĩ Ha-uốt Ken-lì thanh toán?

+ Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?

MỘT LI SỮA

Một ngày mùa đông lạnh giá, có cậu bé nghèo tên Ken-li gõ cửa hết nhà này đến nhà nọ để bán hàng, kiếm tiền trang trải học phí. Đúng lúc đói bụng mà trong túi không còn tiền, cậu quyết định tới ngôi nhà tiếp theo để hỏi xin một bữa ăn.

Tới nơi, cậu bé không dám mở lời khi thấy một cô bé ra mở cửa. Thay vì xin một bữa ăn, cậu bé hỏi xin một cốc nước.

Biết cậu bé đói bụng, cô bé nhanh chóng đem tới một li sữa. Cậu bé vui sướng cầm lấy, chậm rãi uống hết rồi hỏi: "Tớ nợ cậu bao nhiêu thế”.

Cô bé đáp: “Cậu không nợ bao nhiêu cả.

Ai cũng có lúc khó khăn và cần được giúp đỡ. Mẹ dạy tớ không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt".

Cậu bé nói: "Vậy, tớ cảm ơn cậu rất nhiều!". Rời khỏi ngôi nhà, cậu bé không chỉ nó bụng mà còn có thêm niềm tin vào cuộc sống, tự nhủ sẽ cố gắng học tập và không bao giờ bỏ cuộc.

Thật không ngờ, ít năm sau, cô bé tốt bụng đó lại bị bệnh nặng. Các bác sĩ địa phương không thể chữa trị nên chuyển cô đến bệnh viện trên thành phố.

Được mời đến hội chẩn, bác sĩ Ha-uốt Ken-li bất ngờ khi nghe tên thị trấn nơi cô gái kia sinh sống. Bác sĩ lập tức đi thẳng đến phòng bệnh. Anh nhận ra ngay cô bé năm nào. Anh quay về phòng hội chẩn, quyết tâm dốc sức cứu sống cô gái.

Cầm hoa đơn, cô gái không dám mở ra bởi cô biết rằng cô sẽ phải dành cả phần đời còn lại để trả nợ. Thế nhưng, đến lúc nhìn xuống, cô vỡ oà vì lời nhắn của bác sĩ Ken-li:

“Đã được thanh toán đầy đủ bằng một li sữa”.

Kí tên: Bác sĩ Ha-uốt Ken-li".

(Theo truyencotich.vn/qua-tang-cuoc-song/mot-li-sua.html)

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời phù hợp.

+ Lời nói và hành động cô bé đã làm khi cậu bé nghèo hỏi xin một cốc nước là cô bé nhanh chóng đem tới một li sữa và nói rằng: “Ai cũng có lúc khó khăn và cần được giúp đỡ. Mẹ dạy tớ không bao giờ được nhận tiền khi làm một điều tốt.”

+ Hóa đơn viện phí đã được bác sĩ Ha–uốt Ken-li thanh toán vì bác sĩ Ha-uốt Ken-li chính là cậu bé nghèo xin cốc nước năm xưa, bác sĩ đã nhớ và trả ơn hành động tử tế của cô bé.

Hoạt động 2: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: HS nêu được những lời nói, việc làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Đạo đức 4 cánh diều, soạn mới giáo án đạo đức 4 cánh diều công văn mới, soạn giáo án đạo đức 4 cánh diều Bài 4: Em thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Đạo đức 4 cánh diều Bài 4: Em thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án đạo đức 4 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận