Tải giáo án Công dân 7 CTST bài 6: nhận diện tình huống gây căng thẳng

Giáo án Công dân 7 chân trời sáng tạo bài 6: nhận diện tình huống gây căng thẳng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công dân chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 6: NHẬN DIỆN TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

- Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

- Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

●     Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

●     Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

-       Năng lực giáo dục công dân:

●     Năng lực điều chỉnh hành vi.

3. Phẩm chất

-       Trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Máy tính, máy chiếu.

-       Thiết bị day học:

+ Máy tính, máy chiếu đa năng, bảng, phần, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, các video liên quan đến tình huống gây căng thẳng.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi “Tiếp sức đồng đội”

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: HS tham gia trò chơi Tiếp sức đồng đội.

c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi tích cực và kể tên được các tình huống gây căng thẳng trong học tập và cuộc sống hằng ngày.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 3 HS đại diện tham gia trò chơi, sau đó phổ biến luật chơi.

- Phổ biến thể lệ: Hai nhóm sẽ thi đua nhau kể tên các tình huống gây căng thẳng trong một thời gian nhất định (gợi ý: 3 – 4 phút). Mỗi thành viên của nhóm, mỗi lần chỉ được kể một tình huống gây căng thẳng tiến hành kể xen kẽ với nhau. Các thành viên cùng nhóm sẽ hỗ trợ nhau khi tham gia trò chơi. Nhóm nào kể tên được nhiều tình huống gây căng thẳng hơn sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV triển khai cho HS tham gia chơi trò chơi.

- HS sử dụng kiến thức, hiểu biết của mình tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV có thể cho HS nêu nhận xét và công bố kết quả nhóm thắng cuộc.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Viết ra giấy

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: Em hãy viết ra giấy những nội dung SGK tr.32 và chia sẻ với người bạn của em.

c. Sản phẩm học tập: HS viết ra giấy ba điều em sợ nhất, ba điều em ghét nhất, ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất, ba điều em muốn thay đổi nhất và chia sẻ với người bạn của em.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS viết ra giấy những nội dung trong SGK tr.32 và chia sẻ với bạn của em.

●     Ba điều em sợ nhất

●     Ba điều em ghét nhất;

●     Ba điều khiển cho em mệt mỏi nhất;

●     Ba điều mà em muốn thay đổi nhất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cho thời gian HS suy nghĩ và viết ra giấy các nội dung trên.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.

●      Ba điều em sợ nhất: bị điểm thấp, bị bạn bè trêu chọc, bị bạn bè xa lánh,…

●      Ba điều em ghét nhất: làm bài tập về nhà, quét dọn nhà cửa, chăm sóc em trai,…

●      Ba điều khiến cho em mệt mỏi nhất: học quá nhiều, bị áp lực học tập từ cha mẹ, thầy cô cho bài tập quá nhiều,…

●      Ba điều mà em muốn thay đổi nhất: chăm chỉ học tập hơn, phụ giúp cha mẹ nhiều hơn, thân thiện với bạn bè hơn.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt vào bài học:Hành trang quan trọng cần được trang bị cho em là khả năng nhận diện tình huống gây căng thẳng. Xác định được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của căng thẳng sẽ giúp em làm chủ bản thân, phòng tránh hiệu quả. Vậy những tình huống gây căng thẳng là gì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 6: Những tình huống gây căng thẳng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận diện được các tình huống gây căng thẳng.

b. Nội dung: em hãy quan sát các bức tranh SGK tr 32-33 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận diện được các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK tr.32 – 33 và trả lời câu hỏi:

+ Theo em, tình huống nào có thể dẫn đến căng thẳng cho các nhân vật trong tranh?

 + Trong cuộc sống, em đã gặp những tình huống nào dẫn đến căng thẳng? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi gặp tình huống ấy.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS xung phong phát biểu câu trả lời.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra các nhận diện tình huống gây căng thẳng.

1. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

– Căng thẳng là phản ứng của cơ thể trước những áp lực cuộc sống hay một yếu tố tác động nào đó gây ảnh hưởng xấu đến thể chất lẫn tinh thần của con người.

●      Tình huống 1: Bị bạn bè trêu chọc gây bực tức, căng thẳng.

●      Tình huống 2: Bài toán quá khó, bạn không thể giải được có thể khiến cho bạn áp lực, căng thẳng.

●      Tình huống 3: Bị một người lạ mặt tiếp cận có thể khiến cho bạn nữ lo sợ.

●      Tình huống 4: Dự đoán việc bị tai nạn có thể khiến cho bạn nữ lo lắng, sợ hãi, mất tập trung.

Hoạt động 2: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận diện được nguyên nhân gây căng thẳng và biểu hiện về mặt cơ thể khi gặp tình huống gây căng thẳng.

b. Nội dung: Em hãy đọc trường hợp trong SGK tr.33 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận diện được nguyên nhân gây căng thẳng và biểu hiện về mặt cơ thể khi gặp tình huống gây căng thẳng.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SGK tr.33 và trả lời câu hỏi:

H sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học. H đã nỗ lực học tập để không phụ sự kì vọng của bố mẹ. Năm lớp 7, vì muốn con đạt được kết quả tốt hơn, bố mẹ đã xin cho H chuyển sang một ngôi trường nổi tiếng để học. Khi học ở đây, H cảm thấy áp lực vì lượng kiến thức nhiều và khó. Không những thế, các bạn cùng lớp toàn là học sinh giỏi của khối. Đến ngày kiểm tra chất lượng, H bị đau đầu, chóng mặt. Kết quả là H không làm tốt bài kiểm tra của mình. Khi trở về nhà, đối diện với sự kì vọng của bố mẹ và chán nản, áp lực, H tự nói với chính mình: “Thật là mệt mỏi! Chẳng biết phải làm sao”.

●      Vì sao H không thể tập trung làm bài kiểm tra?

●      Khi bị căng thẳng, cơ thể em có những biểu hiện gì?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV cho thời gian HS đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 3 HS xung phong phát biểu câu trả lời.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận: Những biểu hiện của căng thẳng: thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hội, chóng mặt,...; đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống hoặc giấc ngủ; mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về; cảm thấy khó chịu, lo lắng, buồn bã, chán nản, thày dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

- Những biểu hiện của căng thẳng:

Thường xuyên đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, đổ mồ hôi, chóng mặt,...

+Đảo lộn các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, giấc ngủ;

+ Mất tập trung, hay quên hoặc trở nên vụng về;

+ Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã, …

+ Dễ nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính,...

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Công dân 7 chân trời, soạn mới giáo án Công dân 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án Công dân 7 chân trời bài 6: nhận diện tình huống gây căng thẳng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công dân 7 CTST bài 6: nhận diện tình huống gây căng thẳng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công dân 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận