A. Kiến thức trọng tâm
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
- Mật độ dân số là số dân trên một đơn vị diện tích nhất định. Đơn vị tính là người/km2.
- Việt Nam là nước có mật độ dân số cao (cao gấp 5 lần so với mật độ dân số thế giời) và đang có xu hướng ngày càng tăng.
- Dân cư phân bố không đều giữa các cùng cũng như giữa thành thị và nông thôn
- Dân cư tập trung nhiều ở đồng bằng và đô thị
- Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên
- Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp nhưng tăng khá nhanh
=> Nguyên nhân: Những vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao….Vùng núi đi lại khó khăn, đời sống khó khăn.
2. Các loại hình quần cư
- Quần cư là sự phân bố dân cư trong phạm vi một điểm dân cư nhất định.
- Quần cư gồm có hai loại: Quần cư nông thôn (74%) và quần cư đô thị (26%).
Tiêu chí | Quần cư nông thôn | Quần cư đô thị |
Phân bố dân cư | Phân tán | Tập trung |
Mật độ dân số | Thấp | Cao |
Kiến trúc nhà ở | Ba gian, nhà sàn | Nhà cao tầng, nhà ổ chuột |
Chức năng | Nông thôn | Văn hóa, kinh tế, chính trị… |
3. Đô thị hóa
- Biểu hiện đô thị hóa ở nước ta:
- Số dân đô thị tăng
- Quy mô đô thị được mở rộng
- Ngày càng phổ biến lối sống thành thị
- Tốc độ đô thị hóa còn thấp
- Phần lớn các đô thị Việt Nam chỉ thuộc vào loại vừa và nhỏ.
Bình luận