Danh mục bài soạn

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 -TẬP 1

Đang cập nhật ...

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 - TẬP 2

Phần 1: Hóa học

Phần 2: Vật lí

 

Phần 3: Sinh học

IV. Trả lời các câu hỏi/bài tập sau

IV. Trả lời các câu hỏi/bài tập sau

1. Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, gỗ mục, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng nước. Hãy sắp xếp các nhóm nhân tố đó vào các nhóm nhân tố sinh thái.

2. Các sinh vật khác loài thường có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch, em hãy cho biết trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ và đối địch.

Bảng 66.5

STT Ví dụ Hỗ trợ Đối địch
1

- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.

   
2

- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

 

   
3 - Hươu, nai và hổ cùng sống trên một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.    
4 - Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò.    
5 - Địa y sống bám trên cành cây.    
6 - Cá ép bám trên rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.    
7 - Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.    
8 - Giun đũa sống trong ruột người.    
9

- Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu 

   
10 - Cây nắp ấm bắt côn trùng.    

3. Trong những đặc điểm dưới đây, đánh dấu x vào những đặc điểm nào ở quần thể người, những đặc điểm nào có ở quần thể sinh vật khác.

Bảng 66.6

Đặc điểm Quần thể người  Quần thể sinh vật khác 
Giới tính    
Lứa tuổi    
Mật độ    
Sinh sản    
Tử vong    
Pháp luật    
Kinh tế    
Hôn nhân    
Giáo dục    
Văn hóa    

4. Trong một mẻ lưới đánh cá, thống kê được tỉ lệ cá ở các nhóm tuổi khác nhau như sau:

- nhóm tuổi trước sinh sản: 300 con

- nhóm tuổi sinh sản: 150 con

- nhóm tuổi sau sinh sản: 50 con

a, Hãy vẽ biểu đồ biểu diễn tháp tuổi của quần thể cá nói trên.

b, có nên tiếp tục đánh bắt loại cá này với cường độ như trước đây không? Vì sao?

5. Cho biết đặc điểm sinh thái của một số loài cá nuôi ở ao, hồ nước ngọt như sau:

- Mè trắng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng nước mặt

- Mè hoa; ăn động vật nổi, sống ở tầng nước mặt

- trắm cỏ: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng nước mặn và nước giữa

- Trôi: ăn vụ hữu cơ, sống ở tầng đáy

Về nguyên tắc có thể nuôi tất cả các loài này trong 1 ao được không? Vì sao?

6. Hãy vẽ lưới thức ăn trong đó có các sinh vật:

 - Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu.

 - Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.

- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu.

 - Cáo ăn thịt gà.

(dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).

Cách làm cho bạn:

1. - nhân tố vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng nước

- nhân tố hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, sâu ăn lá cây

2. 

- quan hệ hỗ trợ: 1, 5, 6, 9

- quan hệ đối địch: 2,3,4,7,8,10

3. Ngoài các đặc điểm chung của quần thể, đặc điểm ở quần thể người như pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa mà các quần thể sinh vật khác không có.

4. 

a, tháp tuổi

b, Nên giảm đánh bắt lại vì số lượng cá tuổi sinh sản đang không nhiều. cần có thời gian để quần thể cá ổn định hơn.

4. Về mặt nguyên tắc thì không nên nuôi tất cả các loài cá trên trong 1 ao. Vì mè hoa và mè trắng cùng sống trong 1 tầng nước gây cạnh tranh nhau => năng suất không ccao.

6. 

 

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận