Danh mục bài soạn

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 5

Tải giáo án Mĩ thuật 5 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: HÌNH TƯỢNG ANH HÙNG DÂN TỘC TRONG MĨ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM

 (4 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Lựa chọn được hình thức phù hợp tạo sản phẩm mĩ thuật thể hiện hình tượng anh hùng dân tộc.
  • Biết phối hợp được các vật liệu khác nhau trong thiết kế, tạo hình một cuốn lịch để bàn có sử dụng hình tượng anh hùng dân tộc.
  • Phân biệt được tranh vẽ, tranh in, tượng và phủ điều.
  • Có ý thức trân trọng và biết ơn những người có công trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
  • Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

Năng lực riêng:

  • Biết những hình tượng anh hùng dân tộc thông qua những trải nghiệm và quan sát từ ảnh chụp thực tế đến các tác phẩm mĩ thuật.
  • Biết sử dụng linh hoạt các yếu tố tạo hình đã học (chấm, nét, hình, khối, màu sắc,…), vận dụng đế tạo SPMT theo chủ đề  Người anh hùng dân tộc.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức yêu quý, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.
  • Có sự yêu thích với môn học và trong thực hành sáng tạo SPMT.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Một số hình ảnh, tranh , mô hình để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
  • Hình ảnh TPMT thể hiện các yếu tố tạo hình; các SPMT ở chất liệu, hình thức thể hiện khác nhau, làm minh họa trực quan cho HS quan sát.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật 5.
  • Vở bài tập Mĩ thuật 5.
  • Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, màu goát (hoặc chất liệu tương đương), vật liệu tái sử dụng/ sẵn có,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy kể tên một số anh hùng dân tộc ở quê hương em.

+ Em có cảm nhận gì về những anh hùng dân tộc đó.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh anh hùng dân tộc Việt Nam:

Hình ảnh: Hai Bà Trưng

Hình ảnh: Lý Bí (Lý Nam Đế)

Hình ảnh: Hưng Đạo đại vương

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam ta luôn tự hào với những người anh hùng làm rạng danh quê hương đất nước. Để hiểu rõ hơn về hình tượng người anh hùng quê hương qua một số tác phẩm mĩ thuật và bước đầu biết thực hành vẽ, sáng tạo một bức tranh về đề tài anh hùng quê hương, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 2: Hình tượng anh hùng dân tộc trong mĩ thuật tạo hình Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Quan sát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Mô tả đặc điểm tạo hình nhân vật được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật.

- Nhận biết hình thức thể hiện tác phẩm.

- Nắm bắt được thông tin về anh hùng dân tộc được thể hiện trong tranh và những đóng góp của họ cho lịch sử dân tộc.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Ảnh chụp phong cảnh

- GV tổ chức cho HS cả lớp quan sát một số ảnh chụp về quê hương đất nước SGK tr.19:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Mô tả đặc điểm tạo hình nhân vật được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật.

+ Hãy cho biết hình thức thể hiện của các tác phẩm mĩ thuật. Cách thực hiện các tác phẩm mĩ thuật này có sự khác nhau như thế nào?

+ Tìm hiểu về anh hùng dân tộc được thể hiện trong tranh và cho biết nhân vật đó đóng góp gì trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Mỗi một tác phẩm các anh hùng dân tộc lại hiện lên với những đường nét  khác nhau:

·        Hình thánh Gióng  hiện lên với đường nét thẳng đầy góc cạnh và mạnh mẽ.

·        Hình chiến thắng mùa xuân lại có nhiều nét vẽ mềm mại, uốn lượn hơn.

·        Hình tượng chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng có đường nét tả thực, giống như con người thật.

·        Hình tượng đại tướng Võ Nguyên G iáp và đồng bào Thái Nguyên có nét chính nhưng vẫn toát lên được tổng thể chung.

+ Các tác phẩm có hình thức thể hiện phong phú và khác nhau:

·        Tác phẩm Gióng là tranh sơn mài. Đây là  loại tranh sử dụng các chất liệu truyền thống trong kỹ thuật sơn mài như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, các loại sơn son thếp vàng, vỏ trai để vẽ trên nền đen.

·        Tác phẩm Chiến thắng mùa xuân là tranh khắc gỗ. Đây là một kĩ thuật in ấn trong nghệ thuật tranh in đồ họa, sử dụng chế bản in gỗ và phương pháp khắc nổi. Có nghĩa là, các thành phần không in trên tranh (mảng trắng) được khắc bỏ khỏi bề mặt của khối gỗ, phần được in (mảng đen) là phần ở lại.

·        Tác phẩm Võ Thị Sáu và Lý Tự Trọng là tượng đồng. Tác phẩm được đúc ra từ đồng nóng đổ trong các khuôn mẫu được thiết kế trước đó.

·        Tác phẩm đại tướng Võ Nguyên Giáp với đồng bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên là phù điêu đá xanh. Phù điêu đá là những tác phẩm được chạm khắc vào chất liệu đá rắn ở ngoài trời, tạo ra những bức ảnh có bối cảnh sinh động.

+ Anh hùng dân tộc và đóng góp của họ trong lịch sử dân tộc

·        Thánh Gióng đánh tan giặc Ân bảo vệ nhân dân khi mới 3 tuổi.

·        Vua Quang Trung Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân Tây sơn, cùng nhân dân đánh bại 5 vạn quân Xiêm (1785) và 29 vạn quân thanh (1789), bảo vệ độc lập dân tộc lập ra triều đại Tây Sơn, bước đầu xây dựng và củng cố nền thống nhất quốc gia, đề ra những chính sách phát triển đất nước.

·        Anh hùng Võ Thị Sáu và Lý Tự Trọng đều xả thân để chiến đấu với Thực dân Pháp, bị chúng bắt giam nhưng không đầu hàng.. Cả hai đều hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.

·        Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài ba, chỉ huy quân dân ta thực hiện kháng chiến chống Pháp, Mĩ cứu nước.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về anh hùng quê hương:

Hình ảnh: Tranh Đông Hồ Phù Đổng Thiên Vương

Hình ảnh: Tranh Đông hồ Bà Triệu

Hình ảnh: Tượng đài vua Lý Thái Tổ

Hình ảnh: Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng

Hoạt động 2: Thể hiện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc Bà Triệu bằng chất liệu màu sáp.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Gợi ý mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc Bà Triệu bằng chất liệu màu sáp.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.21:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát và phân tích hình ảnh theo các câu hỏi gợi ý:

+ Nêu các bước tiến hành mô phỏng?

+ Chất liệu nào được sử dụng để mô phỏng?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Các bước mô phỏng:

·        Bước 1: Lựa chọn hình tượng nhân vật lịch sử qua tranh, ảnh, truyện, sách,...

·        Bước 2: Phác thảo bố cục và vẽ nét theo ý tưởng thể hiện của mình.

·        Bước 3: Vẽ màu cho bức tranh.

·        Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm.

+ Chất liệu được sử dụng là giấy và bút màu sáp. Ngoài ra còn có thể sử dụng các chất liệu khác tùy thích.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại các bước mô phỏng một bức tranh đề tài Anh hùng dân tộc. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, và khen ngợi HS.

Nhiệm vụ 2: Thực hiện một số sản phẩm mĩ thuật thể hiện hình tượng anh hùng dân tộc theo chất liệu và hình thức yêu thích.

- GV tổ chức cho HS thực hiện bài thực hành mô phỏng bằng hình thức tự chọn (vẽ, xé dán,….).

- GV hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm cá nhân:

+ Cách chọn nội dung: gợi lại những hình ảnh về người anh hùng dân tộc mà các em chọn.

+ Chọn các chất liệu để mô phỏng.

+ Thực hiện mô phỏng.

- GV cho HS chuẩn bị đồ dùng để thực hiện SPMT của mình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Nhiệm vụ 3: Gợi ý cách mô phỏng hình tượng anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu kết hợp nhiều chất liệu

- GV cho HS xem tranh SGK tr.14 và nêu yêu cầu thảo luận nhóm:

+ Nêu các bước thực hiện mô phỏng anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu.

+ Nêu các chất liệu được sử dụng.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày, HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Bước thực hiện mô phỏng anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu:

·        Bước 1: lựa chọn hình tượng nhân vật để mô phỏng qua tranh, ảnh, truyện, sách,...và vẽ các hình phù hợp với ý tưởng sáng tạo.

·        Bước 2: cắt rời các hình và tạo bối cảnh cho sản phẩm.

·        Bước 3: Tạo bối cảnh.

·        Bước 4: dán các hình theo ý tưởng sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm.

+ Các chất liệu sử dụng: bìa, giấy, màu sáp, màu nước,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3. Thảo luận

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách trưng bày sản phẩm đã thực hiện và trao đổi một số nội dung.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trưng bày SPMT đã hoàn thành xong.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6HS/nhóm) và thực hiện trao đổi, đánh giá SPMT theo gợi ý:

+ Sản phẩm mĩ thuật của bạn thực hiện theo hình thức nào?

+ Hình tượng nhân vật anh hùng dân tộc được thể hiện trong sản phẩm mĩ thuật của bạn là ai?

+ Viết đoạn văn từ 6 – 8 câu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc mà sản phẩm mĩ thuật của bạn đã thực hiện.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày, chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thiết kế một món đồ lưu niệm từ các vật liệu sẵn có khác nhau và trang trí bằng hình tượng anh hùng dân tộc yêu thích.

- Củng cố, phát triển khả năng kết nối các kiến thức đã học để tạo SPMT gắn với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát các bước thực hiện thiết kế một cuốn lịch để bàn và sử dụng vẻ đẹp hình tượng người anh hùng dân tộc để trang trí.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước.

- GV quan sát, hỗ trợ để HS hoàn thiện SPMT của mình.

- GV khuyến khích HS nhắc lại những lưu ý khi thực hiện SPMT.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

* TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT SẢN PHẨM CUỐI CHỦ ĐỀ

- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau:

+ Nhóm em/ em đã sử dụng những hình ảnh, màu sắc, chất liệu nào để tạo và trang trí SPMT?

+ Trong các SP em thực hiện, em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

- GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ cảm nhận của mình.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học ở Chủ đề 2.

+ Hoàn thiện SPMT (nếu chưa xong).

+ Tìm thêm tranh ảnh về anh hùng dân tộc.

+ Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 3: Gia đình

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi và lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm và lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS trả lời.

 

 

 

- HS nêu lại các bước.

 

 

 

 

- HS thực hiện mô phỏng.

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS chuẩn bị.

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi theo gợi ý của GV.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK.

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát GV hướng dẫn.

 

 

- HS trình bày.

 

 

 

- HS trưng bày.

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Mĩ thuật 5 kết nối tri thức bản,Tải giáo án word Mĩ thuật 5 kết nối tri thức bản , tải giáo án chương trình lớp 5 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Mĩ thuật 5 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 5. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận