Danh mục bài soạn

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Khoa học 5 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 5

Tải giáo án Khoa học 5 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Giáo án Khoa học 5 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG

BÀI 6: NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS trình bày được:

  • Một số nguồn năng lượng thông dụng.
  • Vai trò của năng lượng trong đời sống.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Trình bày được một số nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật,...
  • Vận dụng các kiến thức đã học để xử lí được một số tình huống về năng lượng.
  1. Phẩm chất:
  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. 1. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Các thẻ đáp án (A, B, C, D).
  1. Đối với học sinh:
  • SHS, vở ghi.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về năng lượng đã học ở môn Khoa học lớp 4 và trong cuộc sống.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận về những thức ăn giàu năng lượng đã học ở môn Khoa học lớp 4.

- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể về những thức ăn giàu năng lượng mà em đã học ở môn Khoa học lớp 4 và một số nguồn năng lượng khác có ở xung quanh em.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. 

 

 

 

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học: Bài 6. Năng lượng và vai trò của năng lượng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số nguồn năng lượng.

a. Mục tiêu: HS trình bày được một số nguồn năng lượng thông dụng.

b. Cách tiến hành:

- GV chiếu các hình từ 1 – 5 SGK trang 26, mời 1 HS đọc thông tin trong các hình trước lớp:

  

 

 

- GV mời 1 – 2 HS: Kể tên một số nguồn năng lượng. Các HS còn lại chú ý lắng nghe và bổ sung.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- GV cho HS quan sát hình ảnh một số nguồn năng lượng thông dụng được sử dụng trong cuộc sống:

Pin mặt trời

Dầu mỏ

Cối xay gió

Thủy điện

  - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận:

 Một số nguồn năng lượng thông dụng được sử dụng trong cuộc sống như thức ăn, củi, than, dầu mỏ, mặt trời, gió, nước chảy, điện,…

Hoạt động 2: Vai trò của năng lượng trong đời sống.

a. Mục tiêu: HS trình bày được vai trò của năng lượng trong đời sống.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6 SGK trang 27 và thực hiện nhiệm vụ 1:

 Nói tên nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của người, động vật, thực vật, máy móc,…

- GV mời 1 – 2 HS trả lời nhiệm vụ 1; các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét.

 

 

 

- GV chốt lại đáp án nhiệm vụ 1.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ 2: Con người đã sử dụng năng lượng vào những việc gì trong cuộc sống hằng ngày?  

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp HS trả lời câu hỏi của nhiệm vụ 2. Các cặp còn lại chú ý lắng nghe để bổ sung.

 

 

 

 

 

- GV nhận chung, chốt lại đáp án đúng nhiệm vụ 2.

- GV cho HS xem thêm video quy trình làm muối từ nước biển (0.35s – 1.50s). GV đặt câu hỏi: Nắng càng to thì muối kết tinh nhiều hay ít?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận:

 Năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của con người, sinh vật và các thiết bị, phương tiện, máy móc,…

Hoạt động 3: Thảo luận

a. Mục tiêu: HS trình bày được một số nguồn năng lượng ở xung quanh.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Vẽ, viết về một số nguồn năng lượng có ở xung quanh em theo gợi ý:

+ Tên nguồn năng lượng.

+ Vai trò của những nguồn năng lượng đó trong đời sống.

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không có các nguồn năng lượng.

- GV cho HS chia sẻ sản phẩm của mình với bạn bên cạnh. GV chọn một bài tốt nhất để cả lớp cùng xem.

 

 

 

- GV nhận xét chung, tuyên dương các HS làm tốt.

- GV cho HS đọc thêm mục Em tìm hiểu thêm SGK trang 28 về phân loại năng lượng theo tiêu chí khác nhau.

- GV cung cấp thêm kiến thức:

+ Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng được tạo ra từ các nguồn hình thành liên tục và gần như là vô hạn như ánh sáng mặt trời, mưa, gió, thủy triều,…

 

+ Năng lượng không tái tạo là nguồn năng lượng có nguồn gốc từ các tài nguyên hữu hạn, không thể tái tạo lại trong thời gian ngắn đối với quy mô sử dụng của con người như dầu mỏ, than và khí tự nhiên.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về năng lượng và vai trò của năng lượng.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ các đáp án (A, B, C, D). GV tổ chức cho HS chơi trò trắc nghiệm.

- GV nêu luật chơi:

+ GV chiếu câu hỏi, sau khi GV đọc xong câu hỏi, GV chiếu các đáp án.

+ Theo hiệu lệnh của GV, đại diện các nhóm lần lượt giơ thẻ đáp án của nhóm mình.

+ Nhóm nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất sẽ chiến thắng.

- GV mời cả cả lớp cùng tham gia trò chơi:

Câu 1: Nguồn năng lượng cung cấp cho thực vật trong hình dưới đây là

A. Năng lượng gió.

B. Năng lượng điện.

C. Năng lượng mặt trời.

D. Năng lượng nước chảy.

Câu 2: Nguồn năng lượng nào được thể hiện trong hình dưới đây?

A. Năng lượng từ củi.

B. Năng lượng từ thức ăn.

C. Năng lượng từ nước chảy.

D. Năng lượng gió.

Câu 3: Thiết bị trong hình dưới đây hoạt động nhờ nguồn năng lượng nào?

A. Năng lượng điện.

B. Năng lượng gió.

C. Năng lượng từ thức ăn.

D. Năng lượng mặt trời.

Câu 4: Khi đốt củi, than, năng lượng gì làm chín thức ăn?

A. Năng lượng từ thức ăn.

B. Năng lượng mặt trời.

C. Năng lượng từ củi.

D. Năng lượng gió.

Câu 5: Nguồn năng lượng từ đâu cung cấp cho xe trong hình dưới đây hoạt động?

A. Mặt trời.

B. Dầu mỏ.

C. Gió.

D. Điện.

- Với mỗi câu hỏi, GV mời đại diện nhóm trả lời đúng giải thích tại sao các đáp án còn lại sai. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét. GV chốt lại đáp án sau mỗi câu hỏi.

 

 

- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét chung, công bố nhóm chiến thắng và tuyên dương.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về năng lượng và vai trò của năng lượng để xử lí một số tình huống.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS nhóm đôi: Một HS đóng vai người trong tình huống dưới đây, HS còn lại nói cách xử lí tình huống sau đó đổi vai:

Em sẽ nói gì với bạn trong mỗi tình huống dưới đây?

- Mỗi tình huống, GV mời đại diện 1 – 2 cặp thực hành trước lớp. Các cặp còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét bổ sung.

 


 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt và chốt lại câu trả lời đúng.

* CỦNG CỐ

 GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Đọc và chuẩn bị trước bài sau – Bài 7. Mạch điện đơn giản

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp, nhớ lại những thức ăn giàu năng lượng đã học ở môn Khoa học lớp 4.

- HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

 

 

- HS trả lời:

+ Những thức ăn giàu năng lượng: Lạc chiên muối, thịt bò hấp, cơm tẻ, trứng gà luộc,…

+ Một số nguồn năng lượng khác có xung quanh em: Năng lượng mặt trời, năng lượng điện,…

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

- HS quan sát hình, đọc thông tin:

+ Hình 1: o Năng lượng từ Mặt Trời sưởi ấm cho sinh vật, giúp sinh vật sống và phát triển.

o Năng lượng mặt trời còn được sử dụng để tạo ra năng lượng điện, phục vụ đời sống con người.

+ Hình 2: Thức ăn cung cấp năng lượng cho con người hoạt động.

+ Hình 3: Khi đốt củi, than, năng lượng từ lửa làm chín thức ăn, đun sôi nước uống,…

+ Hình 4: Xăng, dầu được sản xuất từ dầu mỏ và sử dụng làm nhiên liệu, cung cấp năng lượng cho xe, máy móc, hoạt động,….

+ Hình 4: Năng lượng gió và nước chảy được sử dụng để sản xuất điện, chạy thuyền buồm,… phục vụ đời sống của con người.

- HS trả lời: Một số nguồn năng lượng: Năng lượng mặt trời; năng lượng từ thức ăn, từ lửa, dầu mỏ; năng lượng gió và nước chảy.

- HS chữa bài.

- HS quan sát các hình ảnh.

 

 

 

- HS ghi kết luận vào vở.  

 

 

 

 

- HS quan sát hình, suy nghĩ cách thực hiện nhiệm vụ 1.

 

 

 

- HS trả lời: Các nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người, động vật, thực vật, máy móc,… trong hình: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng điện, năng lượng từ dầu mỏ.

- HS chữa bài.

- HS thảo luận, suy nghĩ trả lời nhiệm vụ 2.

 

- HS trả lời: Con người đã sử dụng năng lượng vào những việc hằng ngày cuộc sống:

+ Năng lượng điện: Dùng cho các đồ dùng điện để nấu ăn, giặt quần áo, học tập, giải trí,…

+ Năng lượng mặt trời: Chiếu sáng, làm muối, cung cấp sự sống, sưởi ấm, làm khô quần áo, tạo điện qua tấm pin mặt trời,…

+ Năng lượng gió: Sản xuất điện, di chuyển buồm, thả diều,…

+ …

- HS chữa bài.

 

- HS xem thêm video và trả lời câu hỏi: Nắng càng to thì muối kết tinh càng nhiều.

- HS ghi kết luận vào vở.

 

 

- HS vẽ hoặc viết về một số nguồn năng lượng có ở xung quanh.

 

 

 

- HS chia sẻ bài của mình:

+ Tên: Năng lượng điện.

+ Vai trò: Cung cấp nguồn năng lượng để vận hành các thiết bị điện tử, chiếu sáng, cung cấp internet, làm mát, sưởi ấm,…

+ Nếu không có điện thì: Con người chỉ có thể làm việc ban ngày, mọi việc đều phải làm thủ công, cuộc sống trở nên nhàm chán hơn,…

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc mục Em tìm hiểu thêm.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ổn định nhóm, nhận bộ thẻ đáp án từ GV.

 

- Các nhóm chú ý lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

Câu 1. C.

Câu 2. D.

Câu 3. A.

Câu 4. C

Câu 5. B.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS nhóm đôi đóng vai và xử lí tình huống.

 

 

 

 

 

- HS xử lí tình huống:

+ Hình 7: Em sẽ nói với bạn dùng đèn học tích điện hoặc sử dụng máy phát điện.

+ Hình 8: Em sẽ khuyên bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, đảm bảo cân đối thành phần các nhóm chất dinh dưỡng.   

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm cho các tiết học sau.

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe và về nhà thực hiện các yêu cầu của GV.

 

 

, , , , , , ,

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Khoa học 5 chân trời sáng tạo bản,Tải giáo án word Khoa học 5 chân trời sáng tạo bản , tải giáo án chương trình lớp 5 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Khoa học 5 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 5. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận