Danh mục bài soạn

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 bản 1 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 5

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 bản 1 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 bản 1 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU

 

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
  • Nhận diện được sự thay đổi của bản thân thông qua tư liệu, các sản phẩm được lưu giữ.
  • Tham gia các hoạt động giáo dục của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

TUẦN 1:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hồi tưởng cảm xúc của bản thân.
  • Nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
  • Tìm hiểu nội dung sinh hoạt Động Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Kiểm soát cảm xúc của em.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm; chăm chỉ.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thẻ màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chào năm học mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- HS tổng kết lại thành tích trong năm học vừa qua; chào đón năm học mới.

- HS chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi vào năm học mới.

b. Cách tiến hành

- GV chuẩn bị cho HS tham gia các hoạt động “Chào năm học mới”.

+ Tập văn nghệ: Chuẩn bị các tiết mục múa, hát, đóng kịch với chủ đề liên quan đến Thầy cô, bạn bè và mái trường.

+ Tập nghi thức.

+ Sắp xếp ghế ngồi trên sân trường phù hợp với tình hình của từng trường.

- GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng.

- GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể.

- GV yêu cầu HS tập trung chú ý và chia sẻ cảm xúc của em khi là học sinh lớp 5.

- Sau khi khai giảng xong, GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về nội quy, thời khóa biểu mới,…

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chăm chú xem các tiết mục biểu diễn.

 

 

- HS chia sẻ cảm xúc của em.

 

- HS di chuyển vào lớp theo hàng, ngồi đúng vị trí và lắng nghe nội quy, thời khóa biểu,…

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc của em

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Cảm xúc của em!

- GV phổ biến luật chơi: Quản trò nêu các cảm xúc khác nhau như vui vẻ, buồn bã, phấn khởi...thì HS thể hiện các cảm xúc đó thông qua nét mặt hoặc cử chỉ hành động. .

- GV lấy ví dụ để HS hiểu rõ luật chơi:

+ Quản trò hô “vui vẻ” → HS tươi cười hoặc vỗ tay.

+ Quản trò hô “Buồn bã” → HS làm biểu hiện khóc hoặc trầm tư.

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ: Sau khi chơi xong, em đã thấy được những cảm xúc nào của bản thân? Đó là cảm xúc gì?

- GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài học: Trò chơi giúp em nhận biết được những cảm xúc của bản thân. Những đặc điểm đó thể hiện và biểu hiện thế nào ở mỗi cá nhân , chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Chủ đề 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc của em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hồi tưởng cảm xúc của em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự tin chia sẻ những cảm xúc của bản thân những ngày qua.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về cảm xúc của em trong những ngày qua.

- GV hướng dẫn HS cách để theo dõi cảm xúc bằng phiếu theo dõi cảm xúc:

- GV hướng dẫn cách sử dụng phiếu:

+ Cột dọc thể hiện các cảm xúc : vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, lo lắng.

+ Hàng ngang thể hiện các ngày từ ngày thứ nhất đến thứ bảy (hiện tại).

+ Trong một ngày có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, HS có thể tích nhiều hơn một cảm xúc vào ô trống.

+ Bên cạnh đó, HS có thể ghi lại tình huống, lí do mà em có những cảm xúc đó.

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, tự theo dõi và điền vào phiếu những cảm xúc của bản thân.

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cảm xúc của em trong những ngày qua

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (4 HS): Một bạn sẽ đóng vai chuyên gia tâm lí, cảm xúc và đi phỏng vấn các bạn trong nhóm mình: Bạn đã có những cảm xúc nào trong những ngày qua?

- GV gợi ý cho HS trao đổi về cảm xúc trong những ngày qua:

+ Cảm xúc em có nhiều nhất.

+ Cảm xúc em có ít nhất.

+ Cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống của em.

+ Cảm xúc mà em cần kiểm soát.

- GV tổng hợp và kết luận.

- GV mời HS chia sẻ: Chuyên gia tâm lí , cảm xúc hãy chọn một bạn trong lớp và nêu cảm xúc trong những ngày qua của bạn đó.

- GV nêu cảm nghĩ của bản thân về những chia sẻ của HS về cảm xúc trong thời gian qua.

Hoạt động 2: Nhận diện khả năng kiểm soát cảm xúc của em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi được những tình huống mà em không thể và có thể kiểm soát được cảm xúc.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Trao đổi về những tình huống mà em không kiểm soát được cảm xúc

- GV tổ chức cho HS về tình huống mà em không kiểm soát được cảm xúc.

- GV đưa ra gợi ý để HS trao đổi:

+ Nêu tình huống khiến em không kiểm soát được cảm xúc.

+ Thuật lại những lời nói, hành động, việc làm của em và những người tham gia trong tình huống đó.

+ Hậu quả khi em không kiểm soát được cảm xúc trong tình huống đó.

- GV lấy ví dụ từ tranh minh họa SGK tr.6:

+ Tình huống: An lấy đồ của em và không chịu trả lại.

+ Lời nói, hành động của em: Em rất tức giận nên đã đánh An một cái khiến An khóc òa lên. Em mắng An hư vì không chịu nghe lời. Khi anh trai hỏi lí do đánh An, em cho rằng anh thật vô lí khi bênh An.

+ Lời nói và hành động của anh trai em: Anh trai không đồng tình với lời nói và hành động đánh An của em. Anh hỏi “Tại sao em lại đánh An?”.

+ Hậu quả: Em làm mất đi sự hòa hợp, thân thiết với An và nhận lại sự đánh giá không tốt của anh về con người và cách ứng xử của em.

- GV gọi 1 – 2 HS lên bảng và trao đổi tình huống bản thân không kiểm soát được cảm xúc. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, tổng kết lại vấn đề cho HS: Trong một số tình huống không hài lòng chúng ta thường xuất hiện những cảm xúc tiêu cực và bị chúng chi phối lời nói và hành động dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Đó cũng chính là bài học chúng ta cần nhìn nhận để kiểm soát cảm xúc bản thân tốt hơn tránh gây ra những hậu quả không đáng có.

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những tình huống mà em kiểm soát được cảm xúc.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 HS), thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những tình huống mà em kiểm soát được cảm xúc.

- GV đưa ra gợi ý:

+ Qúa trình, diễn biến của tình huống.

+ Lời nói, việc làm của em và những người tham gia trong tình huống đó.

+ Kết quả khi em kiểm soát được cảm xúc.

- GV lấy ví dụ từ tranh minh họa SGK tr.7:

+ Tình huống: Trong giờ ra chơi, bạn đang ngồi vẽ tranh và để lọ màu trên bàn. Em chạy qua va vào bàn của bạn khiến lọ màu đổ ra bức tranh bạn đang vẽ.

+ Lời nói, việc làm của em: Em nhanh chóng xin lỗi vì vô tình làm đổ màu ra tranh của bạn và muốn giúp bạn sửa lại bức tranh.

+ Lời mời, việc làm của bạn: Bạn không tức giận mà khuyên em không nên lo lắng, đồng ý cùng em nghĩ cách sửa lại bức tranh.

+ Kết quả: Em nhận được sự tha thứ của bạn đồng thời được khắc phục bức tranh của bạn bị em làm lem màu. Tình bạn của em và bạn ngày càng thân thiết hơn.

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp về tình huống mà em kiểm soát được cảm xúc. HS khác lắng nghe, nhận xét..

- GV tổng kết hoạt động: Việc kiểm soát được cảm xúc của bản thân không những giúp chúng ta có giải quyết được những tình huống khó khăn mà còn giúp cải thiện các mối quan hệ trong cuộc sống.

Nhiệm vụ 3:  Đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của em

- GV tổ chức cho HS tự đánh giá khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân theo mẫu sau:

 

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Kiểm soát được cảm xúc

 

 

 

Không kiểm soát được cảm xúc

 

 

 

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Thực hiện kiểm soát khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe luật chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS làm việc cá nhan theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

- HS nhận xét.

- HS chia sẻ trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS tham gia hoạt động nhóm.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

- HS tự đánh giá.

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi chú.

 

 

 

 

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tìm hiểu nội dung sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- HS bầu chọn được ban cán sự lớp cho năm học mới.

- HS tìm hiểu về nội dung sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về chủ đề năm học của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

- GV có thể tổ chức cho HS thảo luận nhóm về chủ đề năm học của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- GV gợi ý thêm cho HS một số nội dung:

+ Thiếu nhi Việt Nam chăm ngoan học tốt, tiếp bước cha anh.

+ Thiếu nhi Việt Nam học tập tốt, rèn luyện tốt.

- GV gọi 4 – 5 HS chia sẻ kết quả thảo luận nhóm.

Nhiệm vụ 2. Đăng kí học tập, làm việc theo các chương trình rèn luyện của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

- GV tổ chức cho HS đăng kí học tập, làm việc theo các chương trình rèn luyện của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- GV gợi ý một số chương trình rèn luyện của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:

+ Xây dựng tình bạn đẹp.

+ Đọc và làm việc theo báo Đội.

+ Tham gia và tuyên truyền giao thông an toàn.

+ Chi đội 3 tốt...

- GV cho HS thời gian suy nghĩ và trả lời.

- GV gọi 3 – 4 HS chia sẻ chương trình muốn tham gia.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Chuẩn bị tham gia sinh hoạt Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

+ Chuẩn bị trước Chủ đề 1 – Tuần 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS suy nghĩ.

- HS chia sẻ.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

- HS lắng nghe, ghi chú.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 bản 1 chân,Tải giáo án word Hoạt động trải nghiệm 5 bản 1 chân , tải giáo án chương trình lớp 5 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 bản 1 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 5. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận