Danh mục bài soạn

Giải tự nhiên và xã hội 3 CTST bài 22 Cơ quan thần kinh

Hướng dẫn học môn Tự nhiên và xã hội 3 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 22: Cơ quan thần kinh. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Cùng chơi "Chi chi, chành chành".

Cơ quan nào điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi trên?

Lời giải:

Cơ quan thần kinh điều khiển suy nghĩ và hoạt động của em trong trò chơi "Chi chi, chành chành".

Câu hỏi 1. Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ sau.

Lời giải:

Các bộ phận của cơ quan thần kinh: não, tủy sống, dây thần kinh.

Câu hỏi 2. Não và tủy sống nằm ở đâu trong cơ thể? Chúng được bảo vệ như thế nào?

Lời giải:

  • Não được bảo vệ trong hộp sọ.
  • Tủy sống được bảo vệ trong cột sống.

Câu hỏi 3.

  • Nói với bạn về nội dung trong các hình sau.
  • Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển phản ứng của các bạn trong hình?

Lời giải:

  • Hình 4: Bạn nam chạm tay vào cốc nước nóng nên tự động rụt tay lại.
  • Hình 5: Bạn nữ vấp phải hòn đá nên bất ngờ bị té ngã.
  • Tủy sống của cơ quan thần kinh điều khiển phản ứng của các bạn trong hình.

Câu hỏi 4.

  • Nhận xét về suy nghĩ và hoạt động của bạn trong tình huống sau.
  • Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển các suy nghĩ và hoạt động đó? 

Lời giải:

  • Suy nghĩ và hoạt động của bạn trong tình huống trên là đúng.
  • Não bộ điều khiển suy nghĩ và hoạt động của bạn trong tình huống trên.

Câu hỏi 5. Chia sẻ với bạn về một hoạt động của em theo gợi ý sau:

  • Tên hoạt động.
  • Các bộ phận của cơ thể tham gia hoạt động.
  • Những bộ phận của cơ quan thần kinh đã điều khiển hoạt động này.

Lời giải:

  • Khi nghe đọc truyện: tai nghe để truyền thông tin lên não, não chỉ dẫn để ghi nhớ thông tin câu chuyện.
  • Khi viết chính tả: tai nghe cô giáo đọc bài để truyền thông tin lên não, não ghi nhớ, chỉ dẫn và điều khiển tay để viết, mắt để nhìn.
  • Khi chạy: não điều khiển mắt để nhìn, chân để di chuyển phối hợp cùng cơ thể.

Câu hỏi 6.

  • Nói về hoạt động của mọi người trong các hình sau.
  • Hoạt động đó có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cảm xúc của mỗi người?

  • Kể thêm một số việc làm với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc của mỗi người?

Lời giải:

  • Hoạt động của mọi người trong hình:
    • Hình 9: Bố mẹ đang chơi đùa vui vẻ với các bạn.
    • Hình 10: Một bạn nam đang bắt nạt một bạn nữ, còn hai bạn khác thì không quan tâm.
    • Hình 11: Các bạn đang chơi trò chơi bịt mắt bắt dê.
  • Hoạt động ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc:
    • Hoạt động của mọi người ở hình 9 và hình 11 đều ảnh hưởng tốt đến trạng thái cảm xúc của mọi người.
    • Hoạt động của các bạn ở hình 10 đang ảnh hưởng xấu đến bạn nữ bị bắt nạt.
  • Một số việc làm với gia đình hoặc bạn bè ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc của mỗi người:
    • Việc làm ảnh hưởng tốt: vui chơi với bố mẹ, tham gia các hoạt động ngoại khóa với các bạn trong lớp, tham gia văn nghệ với các bạn trong cùng khu phố, ngủ đủ giấc.
    • Việc làm ảnh hưởng xấu: bắt nạt bạn bè, cãi nhau, mắng mỏ con cái,...

Câu hỏi 7. Việc làm của bạn trong mỗi hình sau có ảnh hưởng đến cơ quan thần kinh như thế nào? Vì sao?

Lời giải:

  • Việc làm của các bạn ở hình 12, hình 15 và hình 16 ảnh hưởng xấu đến cơ quan thần kinh vì não bộ sẽ phải hoạt động quá tải dẫn đến mệt mỏi và trí nhớ suy giảm.
  • Việc làm của các bạn ở hình 13, hình 14 và hình 17 ảnh hưởng tốt đến cơ quan thần kinh vì não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi và hoạt động tích cực nên giúp cơ quan thần kinh luôn khỏe mạnh.

Câu hỏi 8. Chia sẻ với bạn những việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh mà em thường làm.

Lời giải:

Những việc làm có lợi cho cơ quan thần kinh mà em thường làm:

  • Ngủ đủ giấc.
  • Nghe nhạc thư giãn.
  • Vui chơi với bạn bè.
  • Không căng thẳng, lo âu, bồn chồn.
  • Xem biểu diễn văn nghệ.
  • Xem phim hài.

Câu hỏi 9. Xây dựng thời gian biểu của em theo bảng gợi ý sau và dán vào góc học tập của mình ở nhà để thực hiện.

Lời giải:

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo, giải tự nhiên và xã hội 3 sách mới, giải tnxh 3 bài 22 CTST, giải bài Cơ quan thần kinh
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tự nhiên và xã hội 3 CTST bài 22 Cơ quan thần kinh . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận