Danh mục bài soạn

Giải tự nhiên và xã hội 3 CTST bài 28 Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Hướng dẫn học môn Tự nhiên và xã hội 3 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Câu hỏi 1. Em biết những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời?

Lời giải:

Những hành tinh trong hệ Mặt Trời mà em biết: Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thổ tinh, Thủy tinh.

Câu hỏi 2.

  • Quan sát sơ đồ hệ Mặt Trời và cho biết:
    • Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời.
    • Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?
  • Chỉ trên hình và nói với bạn về vị trí của Trái Đất do với Mặt Trời và các hành tinh khác.

Lời giải:

  • Có 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời.
  • Từ Mặt Trời ra xa đần, Trái Đất là hành tinh thứ ba.
  • Vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và các hành tinh khác:
    • Trái Đất xa Mặt Trời hơn so với Thủy tinh và Kim tinh.
    • Trái Đất gần Mặt Trời hơn so với Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

Câu hỏi 3.

  • Chỉ trên hình và nói với bạn về chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
  • Trái Đất có những chuyển động nào? Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, các chuyển động đó cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

Lời giải:

  • Trái Đất chuyển động quanh mình nó theo chiều từ Tây sang Đông. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn. 
  • Trái Đất có chuyển động quanh mình nó và quanh Mặt Trời. Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, các chuyển động đó ngược chiều kim đồng hồ.

Câu hỏi 4. Thực hiện thí nghiệm tìm hiểu ngày và đêm trên Trái Đất.

Chuẩn bị: Một phòng tối, một chiếc đèn pin hoặc đèn bàn, một quả địa cầu.

Thực hiện:

  • Bước 1:
    • Đặt đèn cố định và chiếu vào quả địa cầu.

    • Nếu hình dung chiếc đèn là Mặt Trời, quả địa cầu là Trái Đất thì:
      • Mặt Trời có chiếu sáng tất cả bề mặt của Trái Đất vào cùng một thời điểm không? Vì sao?
      • Phần nào của Trái Đất là ban ngày, phần nào là ban đêm?
  • Bước 2: 
    • Tìm vị trí của Việt Nam và Cu-ba trên quả địa cầu.
    • Khi Việt Nam là ban ngày thì Cu-ba là ban ngày hay ban đêm? Vì sao?
    • Quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và nhận xét về ban ngày, ban đêm ở Việt Nam và Cu-ba.

Lời giải:

  • Tất cả bề mặt của Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng cùng một thời điểm vì: Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời không thể cùng một lúc chiếu sáng mọi nơi trên Trái Đất.
  • Phần được chiếu sáng của Trái Đất là ban ngày và phần không được chiếu sáng là ban đêm.
  • Khi Việt Nam là ban ngày thì Cu-ba là ban đêm vì Việt Nam và Cu-ba nằm ở hai nửa khác nhau của Trái Đất.
  • Nhận xét: Khi Việt Nam là ban ngày thì Cu-ba là ban đêm và ngược lại.

Câu hỏi 5. Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào?

Lời giải:

Nếu Trái đất ngừng quay quanh mình nó, thế giới sẽ có một nửa năm (6 tháng) toàn ánh sáng ban ngày và nửa năm chìm trong đêm tối do Trái Đất hình cầu nên nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời => Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Nhưng độ dài không phải là một ngày đêm mà độ dài ngày đêm là một năm (6 tháng ngày và 6 tháng đêm).

Câu hỏi 6. Theo em, ý kiến của bạn An đúng hay sai? Vì sao?

 

Lời giải:

Ý kiến của bạn An là sai vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của nó nên mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày đêm kế tiếp nhau.

Câu hỏi 7. Em thường nhìn thấy Mặt Trăng khi nào? Vào những đêm có trăng, hình dạng của Mặt Trăng thay đổi như thế nào?

Lời giải:

  • Em thường nhìn thấy Mặt Trăng vào đêm rằm âm lịch hàng tháng.
  • Vào những đêm có trăng, hình dạng của Mặt Trăng từ hình lưỡi liềm, đến hình bán nguyệt và hình trăng tròn như quả bóng.

Câu hỏi 8.

  • Nói về chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
  • Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?

Lời giải:

  • Chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất cũng ngược chiều kim đồng hồ theo chiều từ Tây sang Đông. Mặt Trăng là vệ sinh của Trái Đất.
  • Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ (tức là thời gian Mặt Trăng quay quanh trục của chính nó và quay quanh Trái Đất là như nhau) nên một mặt của nó luôn luôn hướng về Trái Đất.

Câu hỏi 9.

  • Chỉ trên hình vị trí Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và nói về chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và Mặt Trăng quanh Trái Đất.
  • So sánh độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.

Lời giải:

  • Chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo chiều từ Tây sang Đông trên quỹ đạo theo một đường gần tròn. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết một năm.
  • Chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất cũng ngược chiều kim đồng hồ theo chiều từ Tây sang Đông. 
  • So sánh: Mặt Trời lớn hơn Trái Đất và Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo, giải tự nhiên và xã hội 3 sách mới, giải tnxh 3 bài 28 CTST, giải bài Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tự nhiên và xã hội 3 CTST bài 28 Trái Đất trong hệ Mặt Trời . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Quỳnh Chi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận